Tôn giáo tín ngưỡng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2017 qua kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017
Số trang: 225
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,023.44 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ấn phẩm “Tôn giáo tín ngưỡng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2017 qua kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017” nhằm khắc họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động của tôn giáo, tín ngưỡng một cách rõ nét hơn, phục vụ công tác quản lý chung của địa phương và đánh giá nhu cầu toàn xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôn giáo tín ngưỡng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2017 qua kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 1 Chỉ đạo biên soạn: NGUYỄN BÌNH Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thái Bình Tham gia biên soạn: Hoàng Thị Thu Trang - Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp; Nguyễn Thanh Bình - Phó Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp; Tạ Thị Thúy Nga - Thống kê viên phòng Thống kê Tổng hợp; và các công chức Phòng Thống kê Tổng hợp. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình 2 LỜI NÓI ĐẦU Tổng điều tra kinh tế đã được tiến hành lần thứ 5 theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Đối tượng của Tổng điều tra là các đơn vị sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh/văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản), các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, đơn vị sự nghiệp, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Trong cuộc Tổng điều tra lần này đối với khu vực tôn giáo tín ngưỡng, đơn vị điều tra là các cơ sở thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin Lành … và các cơ sở tín ngưỡng. Tại thời điểm điều tra toàn tỉnh có hơn 1.800 cơ sở thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, tăng 10,53% với hơn 3.000 chức sắc, lao động làm việc thường xuyên tại cơ sở, tăng 4,59% so với năm 2012. Quy mô của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhỏ chỉ với 1,72 người/cơ sở, giảm hơn so với mức 1,82 người/ cơ sở năm 2012. Qua số liệu thống kê trên có thể thấy thời kỳ 2012-2017 có sự phát triển khá nhanh số lượng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng, tạo điều kiện phát triển cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng chính thống của nhân dân. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thuộc tổ chức xã hội hoạt động phục vụ tín đồ của người dân và hết sức nhạy cảm. Các thông tin về hoạt động của các tổ chức, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng qua Tổng điều tra là rất hữu ích đối với công tác quản lý chung của nhà nước và phản ánh nhu cầu chung 3 của xã hội. Thông qua ấn phẩm “Tôn giáo tín ngưỡng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2017 qua kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017” nhằm khắc họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động của tôn giáo, tín ngưỡng một cách rõ nét hơn, phục vụ công tác quản lý chung của địa phương và đánh giá nhu cầu toàn xã hội. CỤC THỐNG KÊ TỈNH THÁI BÌNH 4 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I . KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2017 1. Điều kiện tự nhiên - xã hội 2. Thực trạng kinh tế tỉnh Thái Bình CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG I. Một số khái niệm cơ bản 1. Tôn giáo 2. Tín ngưỡng 3. Chức sắc trong tôn giáo 4. Nơi thờ tự II. Thực trạng cơ sở Tôn giáo, tín ngưỡng giai đoạn 2012 - 2017 1. Ở Việt Nam 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng 3.Thực trạng tình hình tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Thái Bình 3.1. Số lượng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 3.2. Số lượng lao động trong các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 3.3. Trình độ, độ tuổi của chức sắc của người đứng đầu cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 3.4. Tài sản cố định, chi phí hoạt động của cơ sở 5 3.5. Tình hình sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC SỐ LIỆU I. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng toàn tỉnh giai đoạn 2012-2017 II. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện, thành phố năm 2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2017 I. Điều kiện tự nhiên - xã hội Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, mầu mỡ, ẩn chứa nhiều tài nguyên, thiên nhiên phong phú do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Trà Lý và sông Lân. Thái Bình phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương; phía đông giáp thành phố Hải Phòng, Vịnh Bắc Bộ; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam. Diện tích đất tự nhiên 1.586,35 km 2. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thành phố Thái Bình, có 285 xã, phường thị trấn. Tỉnh có khoảng 1,8 triệu dân, chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Thái Bình cũng là tỉnh thường đạt năng suất lúa cao, bình quân từ 10 đến 13 tấn thóc/ha/ năm; là một trong những lợi thế lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, nông, công nghiệp của tỉnh. Đặc biệt tỉnh có vị trí địa lý chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh chiến lược trên hướng Đông - Đông Nam của Quân khu 3 và của cả nước. Thái Bình có 3 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận, hoạt động theo luật pháp và được luật pháp bảo hộ là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành. Phật giáo có khoảng 159 nghìn tín đồ với hơn 800 ngôi chùa, hơn 600 đình, đền... Đạo Công giáo có khoảng 115 nghìn giáo dân với hơn 300 cơ sở thờ tự. Tổng số giáo xứ: 87, có 266 họ đạo, 1 toà giám mục, 1 nhà nguyện, tổng số 178 xã, phường, thị trấn có đạo Công giáo. Đạo Tin Lành có khoảng hơn 500 tín hữu ở 5 xã, phường, có 1 nhà thờ, chủ yếu tập trung ở xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương (nơi có nhà thờ và tổ chức chi hội đạo Tin Lành). Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số người theo các tôn giáo là hơn 150 nghìn người, trong đó 7 số người theo Phật giáo là hơn 51 nghìn người, chiếm 34,3%; theo Công giáo là hơn 98 nghìn người, chiếm 65,6%, theo đạo Tin Lành là 0,2%… Tín đồ các tôn giáo trong tỉnh phần lớn là nông dân. Trải qua cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôn giáo tín ngưỡng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2017 qua kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 1 Chỉ đạo biên soạn: NGUYỄN BÌNH Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thái Bình Tham gia biên soạn: Hoàng Thị Thu Trang - Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp; Nguyễn Thanh Bình - Phó Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp; Tạ Thị Thúy Nga - Thống kê viên phòng Thống kê Tổng hợp; và các công chức Phòng Thống kê Tổng hợp. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình 2 LỜI NÓI ĐẦU Tổng điều tra kinh tế đã được tiến hành lần thứ 5 theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Đối tượng của Tổng điều tra là các đơn vị sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh/văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản), các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, đơn vị sự nghiệp, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Trong cuộc Tổng điều tra lần này đối với khu vực tôn giáo tín ngưỡng, đơn vị điều tra là các cơ sở thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin Lành … và các cơ sở tín ngưỡng. Tại thời điểm điều tra toàn tỉnh có hơn 1.800 cơ sở thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, tăng 10,53% với hơn 3.000 chức sắc, lao động làm việc thường xuyên tại cơ sở, tăng 4,59% so với năm 2012. Quy mô của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhỏ chỉ với 1,72 người/cơ sở, giảm hơn so với mức 1,82 người/ cơ sở năm 2012. Qua số liệu thống kê trên có thể thấy thời kỳ 2012-2017 có sự phát triển khá nhanh số lượng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng, tạo điều kiện phát triển cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng chính thống của nhân dân. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thuộc tổ chức xã hội hoạt động phục vụ tín đồ của người dân và hết sức nhạy cảm. Các thông tin về hoạt động của các tổ chức, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng qua Tổng điều tra là rất hữu ích đối với công tác quản lý chung của nhà nước và phản ánh nhu cầu chung 3 của xã hội. Thông qua ấn phẩm “Tôn giáo tín ngưỡng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2017 qua kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017” nhằm khắc họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động của tôn giáo, tín ngưỡng một cách rõ nét hơn, phục vụ công tác quản lý chung của địa phương và đánh giá nhu cầu toàn xã hội. CỤC THỐNG KÊ TỈNH THÁI BÌNH 4 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I . KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2017 1. Điều kiện tự nhiên - xã hội 2. Thực trạng kinh tế tỉnh Thái Bình CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG I. Một số khái niệm cơ bản 1. Tôn giáo 2. Tín ngưỡng 3. Chức sắc trong tôn giáo 4. Nơi thờ tự II. Thực trạng cơ sở Tôn giáo, tín ngưỡng giai đoạn 2012 - 2017 1. Ở Việt Nam 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng 3.Thực trạng tình hình tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Thái Bình 3.1. Số lượng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 3.2. Số lượng lao động trong các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 3.3. Trình độ, độ tuổi của chức sắc của người đứng đầu cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 3.4. Tài sản cố định, chi phí hoạt động của cơ sở 5 3.5. Tình hình sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC SỐ LIỆU I. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng toàn tỉnh giai đoạn 2012-2017 II. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện, thành phố năm 2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2017 I. Điều kiện tự nhiên - xã hội Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, mầu mỡ, ẩn chứa nhiều tài nguyên, thiên nhiên phong phú do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Trà Lý và sông Lân. Thái Bình phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương; phía đông giáp thành phố Hải Phòng, Vịnh Bắc Bộ; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam. Diện tích đất tự nhiên 1.586,35 km 2. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thành phố Thái Bình, có 285 xã, phường thị trấn. Tỉnh có khoảng 1,8 triệu dân, chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Thái Bình cũng là tỉnh thường đạt năng suất lúa cao, bình quân từ 10 đến 13 tấn thóc/ha/ năm; là một trong những lợi thế lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, nông, công nghiệp của tỉnh. Đặc biệt tỉnh có vị trí địa lý chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh chiến lược trên hướng Đông - Đông Nam của Quân khu 3 và của cả nước. Thái Bình có 3 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận, hoạt động theo luật pháp và được luật pháp bảo hộ là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành. Phật giáo có khoảng 159 nghìn tín đồ với hơn 800 ngôi chùa, hơn 600 đình, đền... Đạo Công giáo có khoảng 115 nghìn giáo dân với hơn 300 cơ sở thờ tự. Tổng số giáo xứ: 87, có 266 họ đạo, 1 toà giám mục, 1 nhà nguyện, tổng số 178 xã, phường, thị trấn có đạo Công giáo. Đạo Tin Lành có khoảng hơn 500 tín hữu ở 5 xã, phường, có 1 nhà thờ, chủ yếu tập trung ở xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương (nơi có nhà thờ và tổ chức chi hội đạo Tin Lành). Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số người theo các tôn giáo là hơn 150 nghìn người, trong đó 7 số người theo Phật giáo là hơn 51 nghìn người, chiếm 34,3%; theo Công giáo là hơn 98 nghìn người, chiếm 65,6%, theo đạo Tin Lành là 0,2%… Tín đồ các tôn giáo trong tỉnh phần lớn là nông dân. Trải qua cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tôn giáo tín ngưỡng tỉnh Thái Bình Tôn giáo tín ngưỡng Kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 Vùng Đồng bằng sông Hồng Kinh tế tỉnh Thái BìnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tin lành Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991 – 2021)
15 trang 97 0 0 -
Giáo án Địa lí 9 - Bài: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
5 trang 42 1 0 -
Giáo án Địa lí 9 - Bài: Vùng Đồng bằng sông Hồng
8 trang 38 0 0 -
Bài giảng Tôn giáo – tín ngưỡng
38 trang 33 0 0 -
Hiện trạng và xu hướng phát triển tôn giáo của cộng đồng Bàni tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận
16 trang 33 0 0 -
218 trang 32 0 0
-
Thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo theo tinh thần hiến pháp năm 2013
13 trang 32 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thăng Long
9 trang 28 0 0 -
Địa lý 9 - Thiết kế bài giảng Tập 2
221 trang 27 0 0 -
Cộng đồng người Hoa - Minh Hương ở thương cảng Hội An
8 trang 26 0 0