Danh mục

Tổn thương các tạng trong chấn thương ngực

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.98 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tràn máu màng phổi: 1) Là biến chứng hay gặp trong chấn thương ngực. Máu chảy vào khoang màng phổi từ 3 nguồn: phổi, thành ngực, mạch máu trung thất. 2) Xquang tư thế đứng: mờ đáy phổi. Nếu bệnh nhân chụp tư thế nằm, hình ảnh tràn máu không còn điển hình nữa nên rất dễ bỏ sót hoặc chẩn đoán sai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổn thương các tạng trong chấn thương ngực Tổn thương các tạng trong chấn thương ngực Thương tổn khoang màng phổi:I. 1. Tràn máu màng phổi: 1) Là biến chứng hay gặp trong chấn thương ngực. Máu chảy vào khoang màng phổi từ 3 nguồn: phổi, thành ngực, mạch máu trung thất. 2) Xquang tư thế đứng: mờ đáy phổi. Nếu bệnh nhân chụp tư thế nằm, hình ảnh tràn máu không còn điển hình nữa nên rất dễ bỏ sót hoặc chẩn đoán sai. 3) Diễn biến: Nếu tràn máu ít thì lượng máu này sẽ tự tiêu, ít để lại di chứng. Nếu tràn máu nhiều sẽ gây dày dính màng phổi, mủ màng phổi, máu cục màng phổi nếu máu tự cầm, có thể tử vong nếu máu không cầm. 4) Xử trí: Trên nguyên tắc, ngay sau khi Chẩn đoán là tràn máu màng phổi, phải - hút triệt để và không được gây bội nhiễm. Hút triệt để l à hút hết và liên tục. Do đó tốt nhất là đặt ống dẫn lưu màng phổi rồi lắp vào hệ thống hút liên tục. Chọc hút khoang màng phổi bằng kim chỉ khi không có điều kiện về phương tiện và người theo dõi. Do hút triệt để mà khoang màng phổi được lập lại như sinh lí bình - thường, nghĩa là khoang trở thành ảo, áp lực âm. Phổi nở lên, áp sát màng phổi lá tạng với lá thành, nơi nhu mô phổi bị thương tổn sẽ dính với lá thành, bịt kín mà không chảy máu nữa. Sau khi đặt ống dẫn l ưu, theo dõi nếu lượng máu ngày càng giảm, phổi nở lên thì điều trị bảo tồn thành công. Theo dõi nếu lượng máu không giảm, phổi không nở: mở ngực cấp cứu. -2. Tràn khí màng phổi: 1) Nguồn: Từ vết thương ngực hở hoặc từ nhu mô phổi xì vào. 2) Lâm sàng: Rì rào phế nang giảm.- Rung thanh tăng.-- Gõ trong.3) Diễn biến: Nếu tràn khí màng phổi ít thì tự khỏi sau vài ngày. Nếu trànkhí màng phổi dưới áp lực: không khí tràn vào khoang màng phổi ngàycàng nhiều sau mỗi lần thở, áp lực trong khoang màng phổi ngày một tăng,đẩy trung thất sang bên đối diện, ép phổi bên lành gây khó thở dữ dội dẫnđến ngừng thở, tử vong nếu không sơ cứu kịp thời.4) Xquang: Phổi sáng. Bóng mờ màng phổi. Dấu hiệu “ đẩy”: trung thất bịđẩy sang bên đối diện. Khoang liên sườn giãn rộng, cơ hoành bị đẩy xuốngthấp.5) Xử trí: Sơ cứu:-+ Hút đờm dãi, đảm bảo lưu thông đường hô hấp.+ Tràn khí màng phổi dưới áp lực: Dùng van Heimlick lúc vận chuyển haydùng 1 kim tiêm to đầu buộc găng cao su đã cắt 1 đường, chọc vào khoangliên sườn 2, 3 đường giữa xương đòn. Hút triệt để, hút làm sao cho hết khí trong khoang màng phổi, nghĩa là - lưu lượng hút ra phải lớn hơn lưu lượng không khí xì vào, nên phổi nở ra, 2 lá màng phổi dán vào nhau để bịt kín chỗ không khí xì vào. Phổi nở lên còn phụ thuộc vào đường thở có thông không: nếu bị tắc do đờm dãi thì phổi xẹp dù có tăng áp lực hút dẫn lưu. Vì vậy phải luôn luôn đảm bảo lưu thông dường hô hấp bằng cách hút đờm dãi. Trường hợp phổi không nở lên được: thường do nhu mô phổi bị dập nát - nhiều thì phải mở ngực cấp cứu. Thương tổn nhu mô phổi:II. 1. Xẹp phổi: 1) Là 1 biến chứng hay gặp sau chấn thương. Là tình trạng đường phế quản tương ứng bị tắc do nhiều nguyên nhân: tăng tiết đờm dãi, máu và dị vật đọng trong đường hô hấp, nhưng chủ yếu là do phản xạ ho của bệnh nhân giảm do đau quá. Vì vậy giảm đau đóng vai trò quan trọng. 2) Xquang: dấu hiệu “co”: trung thất bị kéo sang (đánh giá trên bóng khí quản so với cột sống), cơ hoành bị kéo lên, các khoang liên sườn nhỏ lại, các xương sườn xuôi hơn. Cần chẩn đoán phân biệt với tràn khí màng phổi: dấu hiệu “đẩy”: trung thất bị đẩy sang bên đối diện, cơ hoành bị đẩy xuống dưới, các khoang liên sườn giãn rộng, nhìn rõ đường ranh rới trong khoang màng phổi. 3) Xử trí: Giảm đau sau chấn thương lồng ngực là chủ yếu để phòng biến chứng - này. Khi xẹp phổi: Phải tìm mọi cách kích thích ho để dễ tống đờm dãi ra - ngoài: thuốc long đờm, thể dục liệu pháp, kích thích ho. Nếu không đỡ mới bắt buộc phải soi hút phế quản. 2. Vỡ phổi: 1) Vỡ nông: tràn khí màng phổi , tràn máu màng phổi ít, có thể tự khỏi. 2) Vỡ sâu: tràn máu màng phổi nặng, tràn khí màng phổi dưới áp lực: xử trí cắt bỏ thuỳ phổi tổn thương. 3. Chảy máu nhu mô phổi: 1) Lan toả, nhiều mạch bị tổn thương , có thể 2 bên phổi. 2) Thành khối lớn  tự tiêu  sẹo nhỏ  nang giả, ap xe hoá… Vỡ phế quản.III.1. Đại cương: Nguyên nhân thường do tai nạn xe cộ với tốc độ cao, chấn thương kín - vào vùng ngực và thanh quản đóng kín Vết thương: . Phần lớn các trường hợp là vỡ ở gần chỗ phân chia khí - phế quản, thương tổn có thể là vỡ 1 phần (phần màng) hay đứt hoàn toàn phế quản: + Vỡ khí phế quản gốc. + Vỡ phế quản thuỳ, phân thuỳ. Khoảng 30% các trường hợp chết trước kh ...

Tài liệu được xem nhiều: