Danh mục

TỔN THƯƠNG DO SÓNG NỔ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.56 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổn thương do sóng nổ là các chấn thương hở và kín phát sinh do tác động của sức nổ, các đồ vật xung quanh lên cơ thể người tại một địa hình trống hoặc một không gian kín.- Các loại vũ khí nổ thông thường như bom, mìn, đạn pháp, tên lửa, bộc phá, pháo tay… Ngoài gây sát thương bằng mảnh còn gây tổn thương bằng sức nổ. Tuy nhiên với các loại vũ khí này, nếu ở khoảng cách xa thì sát thương do sức nổ là không đáng kể. Còn với vũ khí hạt nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỔN THƯƠNG DO SÓNG NỔ TỔN THƯƠNG DO SÓNG NỔI. ĐẠI CƯƠNG:- Tổn thương do sóng nổ là các chấn thương hở và kín phát sinh do tác động củasức nổ, các đồ vật xung quanh lên cơ thể người tại một địa hình trống hoặc mộtkhông gian kín.- Các loại vũ khí nổ thông thường như bom, mìn, đạn pháp, tên lửa, bộc phá, pháotay… Ngoài gây sát thương bằng mảnh còn gây tổn thương bằng sức nổ. Tuynhiên với các loại vũ khí này, nếu ở khoảng cách xa thì sát thương do sức nổ làkhông đáng kể. Còn với vũ khí hạt nhân và vũ khí công nghệ cao có sức nổ lớn thìcác chấn thương xa lại hay gặp và mang tính đặc hiệu, đó chính là các tổn thươngdo sóng nổ.- Sóng nổ gây sát thương bởi các yếu tố:+ Tác dụng trực tiếp của sản phẩm nổ gây phá hoại cơ thể.+ Tác dụng của sóng nổ gồm sóng kích động xảy ra trong không khí, trong nướcvà chấn động do sức nổ truyền qua mặt đất hoặc vật rắn che chắn.+ Tác dụng thứ phát, tổn thương được gây ra bởi các hiện tượng sau:- Các mảnh văng thứ phát gây ra các vết thương.- Người bắn lên cao bị va đập gây ra các chấn thương kín.- Sập hầm gây ngạt thở: hội chứng vùi lấp.- Gỗ, đá lớn, tường nhà sập đè ép lên chi thể trên 2 giờ: hội chứng đè ép chi thểkéo dài.- Đặc điểm tổn thương do sóng nổ là các loại chấn thương, rối loạn bệnh lý xảy rakhi có thể bị tác động và va chạm trực tiếp với áp suất lớn. Trong y học quân sựthường gặp hai dạng tổn thương sóng nổ ở môi trường không khí và môi trườngnước.- Tổn thương sóng nổ được phát hiện từ đại chiến thế giới lần I (1914-1918) ở cáctử sỹ nằm cạnh nơi nổ của bom, trái phá mà ngoại hình họ vẫn hầu như nguyênvẹn. Tuy nhiên tổn thương sóng nổ chỉ được nghiên cứu tỉ mỉ từ đại chiến thế giớilần II trở lại đây ở những nạn nhân trực tiếp tham gia trong chiến tranh, nạn nhântrong các vụ nổ dân sự và trong thực nghiệm. Từ đó đã khẳng định được một sốvấn đề về bệnh lý, dự phòng và điều trị. Các tác giả đã có những đóng góp lớntrong nghiên cứu về tổn thương sóng nổ là Huller - Bazin (1970), Owensmith(1979).- Theo Owensmith trong nội chiến ở Bắc Island (1969-1977) có 2 vạn người bị hộichứng sóng nổ, chiếm 10% số người bị thương. Theo J.pehabanne (1982) trong s ố3360 người bị tổn thương sóng nổ do các vụ nổ thời bình có 350 người phải cấpcứu hồi sức và tử vong 40%.- ở Việt Nam trong chiến tranh chống pháp thì tổn thương sóng nổ và vùi lấpchiếm từ 3%-5%. Số thương binh trong chiến dịch Quảng Trị (1972) l à 11,43%,chiến dịch Xuân 1975 tại quân đoàn là 2 là 10,7%, quân đoàn 4 là 13,9%. Trong12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972 Mỹ ném bom rải thảm tại H à Nội gây tổnthương sóng nổ đơn thuần 41,7%, tổn thương sóng nổ phối hợp với các tổn thươngkhác 58,3%, tỷ lệ tử vong là 20%- 25% trong số bị tổn thương sóng nổ. Dự kiếnnếu có chiến tranh hạt nhân thì tỷ lệ tổn thương sóng nổ sẽ rất cao có thể tới 40% -50%.II. BẢN CHẤT VẬT LÝ VÀ BỆNH SINH CỦA TỔN THƯƠNG SÓNG NỔ:1. Bản chất vật lý:Khi sự nổ xảy ra sẽ tạo ra sóng xung kích, còn gọi là sóng nổ, xuất phát từ tâm nổlan truyền ra xung quanh làm thay đổi áp suất môi trường và diễn biến qua 3 giaiđoạn.1.1. Giai đoạn 1: Sóng của áp suất dư- Đặc điểm áp suất lên rất cao, cường độ mạnh thời gian ngắn và đột ngột.- Khi sự nổ xảy ra ở không khí, tại tâm nổ phát sinh một áp lực rất cao, đẩy và épkhông khí từ tâm nổ ra xung quanh theo hướng ly tâm được thể hiện bằng một lớpkhông khí mỏng có chiều dầy khoảng 20 micromet ban đầu chuyển động với vậntốc siêu âm (6500 - 8000m/giây) rồi giảm dần xuống vận tốc âm thanh(360m/giây). Ranh giới giữa lớp không khí bị nén và đẩy với lớp không khí chưabị nén gọi là mặt sóng kích động hoặc đầu sóng kích động, sự chênh lệch áp xuất,mật độ nhiệt độ cùng với áp suất động tạo đầu sóng kích động tạo ra tải trọng độngcủa sóng và được thể hiện bằng chỉ số áp suất dư. Độ lớn và thời gian tồn tại củaáp suất dư phụ thuộc vào đương lượng nổ. áp suất dư gây đổ cây cối nhà cửa vàtổn thương nặng trên cơ thể con người.Nếu nổ trong môi trường nước sóng xung kích di chuyển với vận tốc âm thanh, cóthể lên tới 1500m/giây và áp suất dư gây nên sức ép rất lớn với cơ thể trong nước.1.2. Giai đoạn 2:- Đặc điểm: áp suất âm thanh, cường độ yếu, thời gian kéo dài.- Đây là giai đoạn giảm áp kế tiếp sau giai đoạn áp suất dư trong không khí (khôngtồn tại trong nước). Giai đoạn này kéo dài hơn 10 lần giai đoạn 1 và ít nhất có ýnghĩa về mặt sát thương.1.3. Giai đoạn 3:- Đặc điểm: Không khí bị dồn ép trở lại tạo ra áp suất cao l àm rung chuyển môitrường xung quanh.* Đối với cơ thể sinh vật, các tổn thương trực tiếp thường ở giai đoạn 1, ở giaiđoạn 2 và 3 là tổn thương gián tiếp do cơ chế cộng hưởng tổ chức bởi các sóngchuyển động có áp lực dương tính và âm tính luân phiên tác dụng lẫn nhau.- Xung lượng gây sát thương của sóng nổ đạt được tính bằng kg/cm2.+ Từ 15-20 kg/cm2 chết ngay+ Từ 6-7 kg/cm2 gây tổn thương nặng+ Nếu 1 kg/cm2 ...

Tài liệu được xem nhiều: