Danh mục

Tổng hợp câu hỏi ôn thi lý thuyết: Tài chính tiền tệ

Số trang: 242      Loại file: doc      Dung lượng: 2.12 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn đang học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Tổng hợp câu hỏi ôn thi lý thuyết: Tài chính tiền tệ" dưới đây. Nội dung tài liệu giới thiệu đến các bạn 109 câu hỏi bài tập về tài chính, hy vọng đề tài liệu giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng hợp câu hỏi ôn thi lý thuyết: Tài chính tiền tệ TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI LTTCTT Câu 1: Phân tích phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh  tế vĩ mô của chính phủ. Liên hệ với tình hình thực tiễn của Việt Nam trong thời gian  qua? 1. Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan  trọng, mỗi chính sách có mục tiêu riêng, nhưng đều cùng theo đuổi mục tiêu chung là tăng trưởng  kinh tế bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nội dung cơ bản của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do những khoản thu chi này có tác động  trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Vì thế, CSTK được coi là  một trong những chính sách quan trọng đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô,  một CSTK vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra  các quyết định đầu tư lớn. Trong mối quan hệ với giá cả, CSTK là một trong những nguyên nhân cơ  bản của lạm phát, một sự nới lỏng CSTK đều gây áp lực tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh  là thúc đẩy tăng tổng cầu và tài trợ thâm hụt. CSTT là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, kết quả là  chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt mục tiêu chính sách đề ra. Một CSTT nới  lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất, qua đó thúc đẩy tăng tổng cầu và gây áp lực lạm phát nếu  cung tiền tăng quá mức so với sản lượng tiềm năng. CSTK tác động đến CSTT trước hết qua kênh tài trợ thâm hụt ngân sách: Nếu thâm hụt ngân sách  được tài trợ từ vay nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, nếu tài trợ bằng cách vay từ  NHTW thì sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và mặt bằng giá cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù  đắp bằng cách vay từ các NHTM thì nguồn vốn cho vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ  giảm, hạn chế năng lực đầu tư của các khu vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng  trưởng kinh tế. Ngoài ra, CSTK còn ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NHTW  trong việc kiểm soát luồng ngoại tệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không hợp lý thì sẽ tác động  tiêu cực đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế. CSTT tác động đến CSTK tùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ CSTT, một CSTT thắt chặt sẽ  làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách, một sự giảm giá nội tệ sẽ làm gia tăng  khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ qui đổi, nếu NHTW điều chỉnh tăng lãi suất thì giá trái phiếu  Chính phủ sẽ giảm và ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách. Các khoản thu chi của Chính phủ được phản ánh rõ qua các giao dịch trên tài khoản kho bạc mở tại  NHTW hoặc các NHTM, tiền gửi kho bạc tăng cao sẽ làm giảm nguồn vốn khả dụng của các  NHTM, qua đó làm tăng lãi suất liên ngân hàng. Tiền gửi của Chính phủ tại NHTW chiếm tỉ trọng  lớn trong tiền cơ bản, nên cũng là yếu tố quan trọng làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán trong  nền kinh tế, việc chuyển tiền hai chiều trên tài khoản của Chính phủ tại NHTW sẽ gây biến động  đến tiền cơ bản. Đây là những yếu tố gây áp lực đến việc kiểm soát cung tiền và thực thi CSTT,  việc kiểm soát cung tiền và lãi suất sẽ khó khăn hơn nếu một phần tiền gửi kho bạc được gửi tại  các NHTM. Để hạn chế những tác động bất lợi giữa CSTK và CSTT, cả hai chính sách này phải nhất quán về  mặt mục tiêu, phải tạo ra sự đồng bộ và bổ sung cho nhau trong quá trình thực thi. Khi bù đắp thâm  1 hụt ngân sách, Bộ Tài chính có thể phát hành trái phiếu Chính phủ và NHTW mua vào, tạo thêm  công cụ để điều tiết thị trường tiền tệ. Trong quá trình thực thi CSTK, việc tài trợ thâm hụt và các  khoản thu chi lớn của Chính phủ phải có kế hoạch và được thông báo trước cho NHTW, giúp  NHTW dự báo được diễn biến cung tiền để kịp thời điều chỉnh theo mục tiêu đề ra và đảm bảo  hiệu quả của CSTT. Mối quan hệ giữa CSTT và CSTK cũng được chứng minh qua mô hình IS­LM. Theo mô hình này,  tăng chi tiêu của Chính phủ có tác động làm tăng cung tiền, làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ.  Ngược lại, tăng thu thuế có tác động làm tăng lãi suất vì khi đó cung tiền giảm. Mô hình IS­LM giúp  các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh CSTT và CSTK, để có tác động thích hợp lên tổng cầu và  lãi suất trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, mô hình Timbergen của nhà kinh tế học cùng tên người Hà  Lan có thể giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô tìm kiếm được sự phối hợp hiệu quả  giữa CSTT và CSTK. 2. Thực trạng phối hợp CSTT và CSTK tại Việt Nam Tại Việt Nam, việc phối hợp CSTT và CSTK đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trong việc  chỉ đạo điều hành giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Bộ Tài chính, có sự phối hợp  trong việc phát hành tín phiếu kho bạc, xác định lãi suất phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: