Danh mục

Tổng hợp hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách nhất

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 202.76 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bé mới chào đời, cơ thể mới bắt đầu tập thích nghi với môi trường xung quanh, chính vì vậy chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp cho bé an toàn và chóng lớn. Vậy mẹ sẽ phải làm gì để bé phát triển toàn diện nhất,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng hợp hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách nhất Tổng hợp hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách nhất Bé mới chào đời, cơ thể mới bắt đầu tập thích nghi với môi trường xung quanh, chính vì vậy chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp cho bé an toàn và chóng lớn. Vậy mẹ sẽ phải làm gì để bé phát triển toàn diện nhất, Dot Card Glenn Doman gửi các bạn cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách nhất Chăm bé ăn như thế nào? Cho bé bú là khoảng thời gian tuyệt vời với cả hai mẹ con. Đây là lúc bé cảm nhận được rõ nhất sự ấm áp từ vòng tay mẹ, khuôn mặt yêu thương cùng giọng nói trìu mến của mẹ. Hãy cho bé bú ngay sau khi sinh 30 phút để sớm có sữa non Bé cần khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày. Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú bằng cách thay tã, vệ sinh sạch sẽ Vỗ lưng cho bé ít nhất 1 lần khi cho bú, sau khi bú xong giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé. Bé không cần bổ sung gì ngoài sữa mẹ, vì vậy mẹ vẫn cần bổ sung vitamin và khoáng chất để chất lượng sữa tốt hơn. Lưu ý khi cho bé bú sữa Không ép bé bú quá nhiều Nếu bé bú bình thì không nên dốc ngược bình hay lắc để làm sữa chảy nhanh Không cho bé ăn mật ong hay cháo pha đường, có thể gây ngộ độc hay sặc Khi cho bé nằm cạnh bú, mẹ cần phải tỉnh táo hoặc có người trông nom, tránh trường hợp mẹ đè lên con mà không biết Giữ vệ sinh cho bé Thay tã và vệ sinh sạch sẽ cho bé thường xuyên. Cần xem xét phân của bé xem có tốt không Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sạch sẽ trước khi đụng chạm tới bé Cắt móng tay cho bé Chăm sóc rốn cho bé đúng cách Bạn có thể tắm cho bé hàng ngày, phải giữ nước ấm đúng nhiệt độ khoảng 37- 40oC, tắm nhanh và lau khô cho bé kịp thời. Trong khi tắm cần tránh gió lùa. Tránh cho bé tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm: khói thuốc, bụi, sơn, mùi thức ăn… Giữ an toàn cho bé Đặt bé ngủ tại vị trí cố định và không nên thay đổi hoặc đặt bé ngủ ở nhiều nơi. Vị trí ngủ có thể là cũi, giường, nhưng phải kê lót xung quanh cẩn thận. Không để bé ngủ một mình, cần có người theo dõi. Không cho bé đi xa hoặc di chuyển quá nhiều. Không sử dụng thức ăn hay đồ uống nóng khi bế bé vì có thể rơi vào người bé. Nên tắm nắng thường xuyên trong vòng 15-30 phút nhưng là nắng sớm (trước 8h) tránh nắng gắt chiếu vào bé. Giữ nhiệt độ phòng hợp lý, tránh nắng chiếu, gió lùa. Luôn có số điện thoại khẩn cấp để liên lạc với người nhà, bác sĩ khi cần Chơi cùng bé< Hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt bé làm. Hãy nói chuyện nhẹ nhành vào tai bé. Cho bé nghe nhạc Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu khi ẵm bé. Cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khoảng 20-30 cm. Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé. Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé. Môi trường chăm sóc trẻ Khi mới sinh ra, bé cần phải có thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, bên ngoài tử cung của người mẹ. Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định. Nhưng khi chào đời, cơ thể trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ của môi trường thấp hơn so với tử cung của mẹ. Do vậy, bé của bạn cần được giữ ấm. Bạn nên lau khô ngay cho bé bằng vải khô sạch từ đầu đến chân và giữ ấm cho trẻ. Bạn cần quấn trẻ trong tã lót, đi tất tay, chân và đội mũ cho trẻ. Lúc nàu, trẻ cần được ủ ấm trong vòng tay người mẹ. Mẹ và bé nên tắm nắng sáng sớm mỗi ngày khoảng 15-20 phút. Tắm nắng không những giúp trẻ có vitamin D để hấp thu tốt canxi trong sữa mà còn giúp nhanh chóng giảm vàng da. Các dụng cụ dùng cho trẻ như: thìa, cốc, bình sữa… phải rửa thật sạch, luộc nước sôi trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh. Tã lót, quần áo, mũ, bao tay chân… của trẻ cần phải được giặt sạch phơi dưới nắng. Chăm sóc da cho trẻ Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vàng da sinh lý. Vàng da (kèm với tiểu vàng) bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sinh, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần. Lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Do vậy, không nên tắm làm sạch chất “gây” trên da bé ngay sau sinh. Từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Chính vì vậy mà sau khi ra đời từ 24-48 giờ, hàng ngày trẻ phải được tắm sạch. Chăm sóc rốn cho trẻ Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng của việc chăm sóc cơ thể trẻ mà bạn không nên bỏ qua sau khi sinh. Nếu không lưu ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, xả chất lỏng có mùi trắng… Bạn cần phải luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể. Bận luôn nhớ phải rửa tay thật kỹ trước khi chăm sóc rốn cho trẻ. Việc rửa tay không kỹ có thể mang tới hậu quả không tốt là rốn của trẻ dễ bị vi trùng xâm ...

Tài liệu được xem nhiều: