Thông tin tài liệu:
Nội dung của tổng luận này nhằm mô tả những sáng kiến khác nhau của Chính phủ liên bang và các tiểu bang để hỗ trợ và tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ tại Hoa Kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng luận Hoạt động chuyển giao công nghệ ở Hoa Kỳ Các chữ viết tắtATIP Đối tác đổi mới công nghệ nông nghiệpAUTM Hiệp hội các nhà quản lý công nghệ của các trường đại họcCGCN Chuyển giao công nghệCNR Hội đồng Nghiên cứu Quốc giaCRADA Thỏa thuận họp tác nghiên cứu và phát triểnCTA Thỏa thuận thử nghiệm lâm sàngDHS Bộ An ninh Nội địaDOA Bộ Nông nghiệpDOC Bộ Thương mạiDOI Bộ Nội vụDOT Bộ Giao thôngDOD Bộ Quốc phòngDOE Bộ Năng lượngEPA Cơ quan bảo vệ môi trườngFDA Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa KỳFLC Liên minh Phòng thí nghiệm Liên bang cho hoạt động CGCNFTTA Luật chuyển giao công nghệ liên bangHHS Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinhI/UCRS Trung tâm hợp tác nghiên cứu đại học/công nghiệpIDA Viện Phân tích Quốc phòngIPO Văn phòng quan hệ đối tác công nghiệpIPP Chương trình đối tác đổi mới sáng tạoIRS Sở thuế vụ Hoa KỳITS Viện khoa học viễn thôngKH&CN Khoa học và công nghệLES Hiệp hội Li-xăng (Hoa Kỳ và Canađa)MLSC Trung tâm khoa học sự sống MassachusettsMTT Viện nghiên cứu đổi mới chế tạoMTTC Trung tâm chuyển giao công nghệ MassachusettsNC&PT Nghiên cứu và phát triểnNIH Viện Y tế Quốc giaNIS Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc giaNIST Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc giaNSF Quỹ khoa học quốc giaOTL Văn phòng li-xăng công nghệOTT Văn phòng chuyển gioa công nghệORTA Văn phòng nghiên cứu và ứng dụng công nghệPSRI Các trường đại học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu phi lợi nhuận và các phòng thí nghiệm liên bangSBA Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp NhỏSBIR Nghiên cứu đổi mới sáng tạo doanh nghiệp nhỏSTPI Viện Chính sách KH&CNSTTR Chương trình CGCN doanh nghiệp nhỏTTP Chương trình chuyển giao công nghệ 1 Lời giới thiệu Chuyển giao công nghệ (CGCN), thương mại hoá các kết quả nghiên cứu là một thếmạnh của Hoa Kỳ. Sự thành công của hoạt động này được biểu hiện ở số lượng bằngsáng chế được công bố, doanh thu từ li-xăng, các công ty mới được thành lập, lượngviệc làm được tạo ra, ở mức độ tăng trưởng kinh tế, ngoài ra còn ở sự hỗ trợ và hưởngứng của công chúng đối với nỗ lực nghiên cứu và phát triển (NC&PT) và các hoạtđộng CGCN. Hệ thống này đã phát triển trong nhiều thập kỷ qua và trở thành “Cuộccách mạng khởi nghiệp”, đem lại sự thay đổi về cơ bản tính năng động của nền kinh tếHoa Kỳ. Để hoạt động CGCN phát huy hiệu quả tốt nhất, Chính phủ Hoa Kỳ rất coitrọng việc tăng cường soạn thảo, thực thi pháp luật một cách nghiêm minh và hiệu quả,nhất là về quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh công bằng để đảm bảo lợi ích cho các nhànghiên cứu, sáng chế. Trong đó, Luật Bayh-Dole được thông qua vào năm 1980 vàchưa bao giờ sửa đổi kể từ ngày đó, đã làm thay đổi sâu sắc khuôn khổ pháp lý chothương mại hóa, chuyển giao kết quả nghiên cứu, sở hữu trí tuệ của các trường đại học vàcác cơ quan liên bang cho ngành công nghiệp. Đạo luật này đã cho phép các trườngđại học và phòng thí nghiệm liên bang khai thác quyền sở hữu sáng chế, đồng thời cócơ hội làm việc với các công ty trong đàm phán giấy phép (độc quyền hay không độcquyền) những công nghệ đầy hứa hẹn. Nói chung, Luật Bayh-Dole đã củng cố sự thốngtrị của Hoa Kỳ và là bí quyết trong đổi mới và phát triển, tạo cảm hứng cho nhiều quốcgia học hỏi và áp dụng sáng tạo vào điều kiện của họ. Tuy nhiên, 30 năm sau sự ra đời của Luật Bayh-Dole, mô hình CGCN của Hoa Kỳđang gặp phải những giới hạn. Một mặt, sự gia tăng sức mạnh khoa học và công nghệ(KH&CN) của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước mới nổi như Trung Quốc,mặt khác việc giảm ngân sách liên bang của Hoa Kỳ, việc di dời hoạt động NC&PT ranước ngoài… là những yếu tố có tác động tiêu cực đến hoạt động chuyển giao côngnghệ tại Hoa Kỳ. Nhằm cung cấp cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về hoạt động CGCN ở Hoa Kỳ,chủ yếu là trong giai đoạn 5 năm gần đây, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạntổng luận “HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở HOA KỲ”. Tài liệu nàycũng mô tả những sáng kiến khác nhau của Chính phủ liên bang và các tiểu bang để hỗtrợ và tăng cường hoạt động CGCN tại Hoa Kỳ. Xin trân trọng giới thiệu! CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 2I. CẢI CÁCH THỂ CHẾ VÀ CÁC SÁNG KIẾN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNGCHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ1.1. Cải cách thể chế, chính sách về chuyển giao công nghệ 1.1.1. Chính sách sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một nhân tố cơ bản để tạo thuận lợi cho CGCN và khuyếnkhích thương mại hoá các kết quả nghiên cứu. Nếu có sự sở hữu rõ ràng thì các khoản đầutư vốn quan trọng được an toàn hơn và giảm bớt rủi ro bị mất tiền đầu tư. Điều này là đặcbiệt quan trọng cho các lĩnh vực, chẳng hạn như công nghệ y ...