Danh mục

Tổng quan hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học ở Viện Sinh học nhiệt đới giai đoạn 2015-2020

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 842.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viện Sinh học nhiệt đới (SHNĐ) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐTTKHTN&CNQG ngày 19 tháng 6 năm 1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện có chức năng nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học: sinh lý, hóa sinh, công nghệ sinh học, sinh thái, tài nguyên sinh vật, môi trường và các chất có hoạt tính sinh học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học ở Viện Sinh học nhiệt đới giai đoạn 2015-2020KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVNDOI: 10.15625/vap.2020.00141 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Ở VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI GIAI ĐOẠN 2015-2020 Nguyễn Văn Tú Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: nvtu.itb@gmail.comMỞ ĐẦU Viện Sinh học nhiệt đới (SHNĐ) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ-TTKHTN&CNQG ngày 19 tháng 6 năm 1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tựnhiên và công nghệ quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Viện có chức năng nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc các lĩnhvực khoa học: sinh lý, hóa sinh, công nghệ sinh học, sinh thái, tài nguyên sinh vật, môitrường và các chất có hoạt tính sinh học. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, hoạt động nghiên cứu của Viện Sinhhọc nhiệt đới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cả lĩnh vực nghiên cứu cơ bản vàtriển khai ứng dụng. Hướng nghiên cứu “Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinhhọc” thuộc Chương trình 7 hướng ưu tiên của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ ViệtNam cũng là một trong các hướng nghiên cứu mạnh của Viện Sinh học nhiệt đới. Nhữngnăm qua, hướng nghiên cứu này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp rấtnhiều chi mới, loài động vật, thực vật mới cho khoa học, đóng góp các giải pháp bảo tồnvà phát triển các loài sinh vật, sự hiểu biết đa dạng sinh học ở cấp độ loài và cấp độ sinhcảnh; nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học cũng thu được nhiều kết quả tốt, có ứngdụng thực tiễn cao. Trong giai đoạn 2015-2020, Viện SHNĐ đã chủ trì nghiên cứu 12 đề tài cấp quốc gia,10 đề tài cấp bộ, hơn 40 đề tài cấp địa phương và 8 đề tài hợp tác quốc tế. Các cán bộ củaViện SHNĐ đã xuất bản 248 bài báo quốc tế và 273 bài báo quốc gia. Trong đó hướngnghiên cứu đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học đóng góp 182 bài báo quốctế với 132 bài đạt chuẩn ISI và 133 bài báo quốc gia. Nhiều bài báo của Viện SHNĐ đượcđăng trong các tạp chí quốc tế uy tín như Tạp chí “Scientific Reports, MolecularPhylogenetics and Evolution, Ecological Research, Taxon, Journal of Phycology,Biological Conservation, Journal of Sea Research”. Hoạt động hợp tác quốc tế của Viện SHNĐ có nhiều bước phát triển mới, các hợp táccó chiều sâu và đi vào thực chất với nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu song phương,đa phương, hoạt động đào tạo đã được thực hiện với các đối tác chính gồm Đại học Chiba,Đại học Tsukuba, Đại học Hiroshima, Đại học Kyushu, Đại học Shimane - Nhật Bản; Đạihọc King-Mongkut, Đại học Songkla - Thái Lan; Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Viện Hànlâm Khoa học Ucraina, Vườn Thực vật M. M. Gryshko, Kiev, Ucraina; Czech Globle,198 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌCVườn Thực vật Praha - Cộng hòa Czech; Đại học Texas - Mỹ; NRCC - Canada; Bảo tàngTự nhiên Paris - Cộng hòa Pháp; Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Quốc gia Chung Nam,ĐHQG Jeju, Viện Nghiên cứu Đa dạng sinh học biển quốc gia Hàn Quốc; Bảo tàng Lịchsử Tự nhiên Berlin - CHLB Đức và nhiều đối tác khác.I. HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC Nghiên cứu đa dạng sinh học được thúc đẩy mạnh mẽ với các đối tượng nghiên cứusinh sống trong các điều kiện sinh thái, sinh cảnh khác nhau gồm các nhóm các sinh vậtsinh sống trên cạn, sinh vật sinh sống dưới nước, các sinh vật sống ở sinh cảnh nước ngọtnội địa, ven biển, lẫn sinh vật biển. Viện Sinh học nhiệt đới đã triển khai nghiên cứu ởnhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam, trong giai đoạn 2015-2020 các nghiên cứu chủyếu tập trung trên địa bàn các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, KiênGiang, Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, ThừaThiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Ninh. Các nghiên cứu có sự kết hợp chặt chẽ với các địa phương, trong đó có sự phối hợptốt với các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn (KBT), khu dự trữ (KDT) như VQG PhúQuốc, VQG U Minh Thượng, VQG Mũi Cà Mau, VQG Tràm Chim, KBT đất ngập nướcLáng Sen, VQG Lò Gò - Xa Mát, VQG Cát Tiên, KDT sinh quyển Cần Giờ, KBT Thiênnhiên văn hóa Đồng Nai, VQG Côn Đảo, KBT Bình Châu - Phước Bửu, VQG Núi Chúa,VQG Bidoup - Núi Bà, VQG Chư Yang Sin, VQG Yok Đôn, VQG Núi Chúa, VQGPhước Bình, KBT Hòn Bà, VQG Bạch Mã. Các hoạt động nghiên cứu hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng được thựchiện với hoạt động xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm2020 và định hướng đến năm 2030, xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnhVĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, xây dựng cơ sở dữ liệu thàn ...

Tài liệu được xem nhiều: