Danh mục

Tổng quan về đái tháo đường type 2

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.78 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Đái tháo đường Type 2 là gì? Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý mãn tính cản trở khả năng của cơ thể chuyển hoá chất đường thành năng lượng. Điều này khiến lượng đường glucose tích luỹ nhiều trong máu, dẫn đến bệnh tim mạch, mù loà và các biến chứng nghiêm trong khác. - ĐTĐ Type 2 xảy ra đối với tất cả mọi lứa tuổi, các triệu chứng ban đầu thường rất kín đáo. - Thật vậy, 1/3 số bệnh nhân ĐTĐ type 2 không biết mình đang mắc bệnh.Sau đây là một số...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về đái tháo đường type 2 Tổng quan về đái tháo đường type 2 1. Đái tháo đường Type 2 là gì? Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý mãn tính cản trở khả năng của cơ thểchuyển hoá chất đường thành năng lượng. Điều này khiến lượng đường glucosetích luỹ nhiều trong máu, dẫn đến bệnh tim mạch, mù loà và các biến chứngnghiêm trong khác. - ĐTĐ Type 2 xảy ra đối với tất cả mọi lứa tuổi, các triệu chứng ban đầuthường rất kín đáo. - Thật vậy, 1/3 số bệnh nhân ĐTĐ type 2 không biết mình đang mắc bệnh. Sau đây là một số triệu chứng báo động. 2. Triệu chứng báo động: Khát nước Cảm giác khát nước là một trong những triệu chứng đầu tiên của ĐTĐtype 2 - Một trong những triệu chứng đầu tiên của ĐTĐ type 2 là tăng cảm giáckhát nước. - Triệu chứng này thường đi kèm với những vấn đề khác như khô miệng,tăng thèm ăn, tiểu nhiều– đôi khi mỗi giờ- và tăng hoặc sụt cân bất thường. 3. Triệu chứng báo động: Nhức đầu Khi lượng đường trong máu ngày càng bất thường, có thể xuất hiện thêmcác triệu chứng khác như nhức đầu, nhìn mờ và mỏi mệt. 4. Triệu chứng báo động: Nhiễm trùng Trong đa số các trường hợp, ĐTĐ type 2 thường không được phát hiện chođến khi gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Một dấu hiệu báo động nữa là nhiễm trùng dai dẳng, như: * Các vết đứt hoặc lở loét chậm lành. * Thường xuyên nhiễm nấm men. * Ngứa da, đặc biệt ở vùng bẹn. 5. Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được Các thói quen và lối sống có thể làm tăng nguy cơ ĐTĐ type 2 bao gồm: * Thừa cân, định nghĩa bằng chỉ số thân khối (body mass index=BMI) trên25. * Lượng cholesterol và mỡ máu bất thường, cholesterol có ích (HDL) thấphơn 35 mg/dL hoặc lượng triglyceride trên 250 mg/dL. * Tăng huyết áp, cao hơn 140 /90 ở người lớn. * Lối sống ít vận động. 6. Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát - Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được bao gồm: * Chủng tộc: các người Hispanic, da đen, da đỏ, và gốc châu Á có nguy cơcao hơn so với mức trung bình trong dân số . * Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ: Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bịĐTĐ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. * Tuổi tác: Tăng nguy cơ ĐTĐ type 2 ở những người trên 45 tuổi. - Càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng bị ĐTĐ type 2 càng cao. 7. Đái tháo đường type 2 ở trẻ em ĐTĐ type 2 xảy ra càng nhiều ở những người trẻ - Mặc dù người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn, bệnh ĐTĐ type 2 ngày càngxảy ra ở người trẻ. - Theo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (CDC), 1/3 trẻ em Mỹ sinh vàonăm 2000 sẽ bị ĐTĐ type 2. - Yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với trẻ em là thừa cân, thường là hậu quảcủa một chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động thể lực. - Khi trẻ bị thừa cân, nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 sẽ tăng gấp đôi. 8. Chẩn đoán ĐTĐ Type 2 - Chẩn đoán ĐTĐ type 2 thường không khó khăn lắm. Chỉ cần thực hiệnmột xét nghiệm máu đơn giản: đường huyết lúc đói. - Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu sau khi đã nhịn ăn ít nhất 8giờ. - Lượng glucose huyết lúc đói trung bình từ 70 đến 100 mg/dL. - Khi kết quả của 2 lần xét nghiệm máu khác nhau bằng hoặc cao hơn 126mg/dL, là có thể chẩn đoán ĐTĐ type 2. 9. Chuyển hoá glucose thành năng lượng - Ở những người khoẻ mạnh, sau mỗi bữa ăn, thực phẩm được chuyển hoáthành đường glucose, sau đó được máu mang đi phân phối đến các tế bào ở khắpcơ thể. - Các tế bào sử dụng nội tiết tố insulin, sản xuất bởi tuyến tuỵ để chuyểnhoá glucose thành năng lượng. - ĐTĐ type 2 xảy ra khi tế bào ở bắp cơ, gan, và mỡ không sử dụng đượcinsulin một cách đúng mức. Glucose hấp thu từ hệ tiêu hoá vào máu, tuyến tuỵ sản xuất và tiết insulingiúp các tế bào sử dụng glucose để chuyển hoá thành năng lượng. 10. Tổn thương lâu dài ở các động mạch - Với thời gian, ĐTĐ type 2 không được điều trị có thể gây tổn thương đếnnhiều hệ thống trong cơ thể. - 2/3 số bệnh nhân ĐTĐ tử vong vì bệnh tim mạch. - Bệnh nhân ĐTĐ còn có thêm nguy cơ bị đột quỵ. - Bệnh nhân ĐTĐ dễ bị các mảng xơ vữa trong động mạch, các mảng nàylàm giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ tạo các huyết khối (cục máu đông).Huyết khối làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mảng xơ vữa làm hẹp dòng chảy của máu trong động mạch tăng nguy cơhình thành huyết khối 11. Tổn thương lâu dài ở mắt - Đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ đemoxygen và các chất dinh dưỡng đến võng mạc, một bộ phận rất quan trọng củamắt. - Tình trạng này được gọi là bệnh lý võng mạc do ĐTĐ, có thể gây mất thịlực từ từ và không hồi phục. - Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở lứa tuổi từ 20 đến 60. - Có thể quan sát thấy các vị trí xuất huyết tại võng mạc mắt trong hìnhdưới đây. 12. Tổn thương lâu dài ở chân Tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ - Bệnh nhân ĐTĐ thường bị tổn thương thần kinh gây rối loạn cảm giác ởcác chi dưới. - Ngoài ra các động mạch xơ cứng cũng đưa đến hậu quả thiếu máu nuôi 2chân. Điều này dẫn đến loét và hoại tử ở chân. Có thể phải cắt cụt bàn chân hoặccả chân trong những trường hợp nặng. 13. Xử trí bệnh ĐTĐ: Chế độ ăn - Một điều thật may mắn là bệnh nhân ĐTĐ type 2 có thể giảm bớt đáng kểnguy cơ tổn thương ở tim, thận, mắt, và 2 chân. - Điểm mấu chốt là kiểm soát được lượng đường huyết bằng cách thay đổichế độ ăn. - Bệnh nhân ĐTĐ type 2 cần kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate, đồngthời với lượng mỡ và đạm tiêu thụ tổng cộng mỗi ngày, giảm số calories trongkhẩu phần ăn. 14. Xử trí bệnh ĐTĐ: Tập luyện thể lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: