Danh mục

Tổng quan về dữ liệu lớn (big data) và hiệu quả ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh thương mại điện tử

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.17 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày nội dung nghiên cứu tổng quan về dữ liệu lớn, ứng dụng và hiệu quả ứng dụng của nó, đặc biệt vai trò định hướng của dữ liệu lớn trong nền kinh tế nói chung và đối với bài toán thương mại điện tử cũng như phát triển khách hàng nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về dữ liệu lớn (big data) và hiệu quả ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh thương mại điện tử 133 TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIG DATA) VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ThS. Lê Triệu Tuấn Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông TS. Phạm Minh Hoàn Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dữ liệu lớn (big data) đóng vai trò cốt lõi, là chìa khóa dẫn tới thành công của các doanh nghiệp và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều công ty, tổ chức ứng dụng thành công big data với hiệu quả rất cao. Vậy dữ liệu lớn là gì, công nghệ gì xử lý dữ liệu lớn hiện nay và hiệu quả ứng dụng dữ liệu lớn trên thế giới, ở Việt Nam như thế nào. Bài báo trình bày nội dung nghiên cứu tổng quan về dữ liệu lớn, ứng dụng và hiệu quả ứng dụng của nó, đặc biệt vai trò định hướng của dữ liệu lớn trong nền kinh tế nói chung và đối với bài toán thương mại điện tử cũng như phát triển khách hàng nói riêng. Từ khóa: Dữ liệu lớn, Xử lý dữ liệu lớn, Dữ liệu khách hàng, Kinh tế số. 1. GIỚI THIỆU Trong thời đại nền kinh tế số hiện nay, dữ liệu đang được sinh ra theo cấp số nhân, có khoảng 40 zettabytes tức 43 nghìn tỉ gigabytes dữ liệu sẽ được tạo ra vào năm 2020. Con số này tăng 300 lần so với số liệu thống kê được vào năm 2005 (McKinsey Global, 2011). Dữ liệu được sinh ra từ các nguồn như: sự phổ biến của điện thoại thông minh, mạng xã hội, mạng kết nối vạn vật (Internet Of Things), … nói cách khác chúng là dữ liệu được sản sinh qua quá trình chia sẻ thông tin liên tục của các thiết bị, người sử dụng hay còn gọi là dữ liệu lớn (big data). Thuật ngữ big data đã được sử dụng từ những năm 1990 và chỉ thực sự bùng nổ trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng trên thế giới đã có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực mang lại hiệu quả to lớn (Graham, 2012). Như nhà bán lẻ Target của Hoa Kỳ có thể dự đoán gần như chính xác thời điểm một khách hàng của họ mong muốn sinh em bé, để giới thiệu, cung cấp các sản phẩm phù hợp (Denis Guyadeen, 2012). Công ty Sociometric Solutions (Hoa Kỳ) đặt cảm biến vào tấm huy hiệu tên nhân viên để có thể phát hiện các động lực xã hội tại nơi làm việc. Các cảm biến sẽ báo cáo về cách nhân 134 viên di chuyển xung quanh nơi làm việc, nói chuyện, và thậm chí cả cách giao tiếp trong công việc của họ. ResearchKit - ứng dụng chăm sóc sức khỏe của Apple, đã biến điện thoại di động thành một thiết bị nghiên cứu y sinh học, phục vụ cho các nghiên cứu về sức khỏe thông qua việc theo dõi số bước đi thực hiện trong một ngày, hoặc yêu cầu bạn trả lời các câu hỏi về cảm giác sau khi hóa trị, hay theo dõi căn bệnh Parkinson đang tiến triển như thế nào (Hồ Thị Hạnh, 2019). Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đã nghiên cứu và ứng dụng big data vào kinh doanh, quản lý để nâng cao năng suất hoạt động của công ty mình. Lazada đã sử dụng dữ liệu thu thập được để xác định sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Ví dụ, khách hàng Thái Lan thích mua tã giấy trong hộp đặc biệt, trong khi người Malaysia thích hàng được đóng trong từng gói nhỏ. Lazada dự định sử dụng khoa học dữ liệu để giúp các nhà cung ứng của mình tùy chỉnh các dịch vụ cung cấp cho các nhóm khách hàng cụ thể dựa trên tuổi, giới tính và các sở thích khác. Hay như trang bán lẻ Sendo.Vn trực thuộc Tập đoàn FPT, Sendo.Vn đã vận dụng phân tích dữ liệu lớn trên 5 triệu sản phẩm được bán bởi 80.000 shop đòi hỏi sự chuyên nghiệp trong quá trình xử lý, nhằm đảm bảo loại trừ chính xác hàng giả, hàng nhái; và kiểm tra độ tin cậy về giá bán cuối cùng của các shop trong lễ hội mua sắm trực tuyến ngày 2/12/2018 (Trịnh Thu Trang, 2019). Big Data chứa rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích rút thành công, sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí có thể đưa ra những khuyến nghị chính xác về điều kiện giao thông, thời tiết… theo thời gian thực (Sameera, 2014). 2. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA DỮ LIỆU LỚN Big data được định nghĩa là dữ liệu vượt quá khả năng xử lý của hệ thống xử lý dữ liệu thông thường do khối lượng, vận tốc và tính biến đổi của nó (Dumbill, 2012). Theo Gartner, big data có 5 đặc trưng (5V) như sau: Khối lượng dữ liệu (Volume): Đây là đặc trưng cơ bản nhất của big data, khối lượng của big data đang tăng lên từng ngày, năm 2013 cứ mỗi 11 giây trôi qua 1 petabyte dữ liệu được tạo ra trên toàn thế giới, tương đương với một đoạn video HD dài 13 năm (Stephen, 2012). Dữ liệu truyền thống có thể lưu trữ trên các thiết bị đĩa m ...

Tài liệu được xem nhiều: