Danh mục

Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2010

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.45 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bỏ lại sau lưng đáy của cuộc Đại Suy thoái 2008-09, nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh trong hai quý đầu năm. Tuy nhiên từ giữa năm, xuất hiện sự phân hóa rõ rệt giữa nhóm các nước phương Tây phát triển và nhóm các nước phương Đông đang phát triển. Trong khi các nước đang phát triển tiếp tục vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng mạnh mẽ thì kinh tế các nước phương Tây bắt đầu chững lại. Bên cạnh tăng trưởng thấp, các nước phát triển còn phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2010 TÓM TẮT BÁO CÁOTổng quan về kinh tế thế giới năm 2010 Bỏ lại sau lưng đáy của cuộc Đại Suy thoái 2008-09, nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnhtrong hai quý đầu năm. Tuy nhiên từ giữ a năm, xuất hiện sự phân hóa rõ rệt giữ a nhóm các nướcphương Tây phát triển và nhóm các nước phương Đông đang phát triển. Trong khi các nước đangphát triển tiếp tục vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng mạnh mẽ thì kinh tế các nước phươngTây bắt đầu chững lại. Bên cạnh tăng trưởng thấp, các nước phát triển còn ph ải đối mặt với tỷ lệth ất nghiệp cao và kéo dài. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, n ợ công cao và thâm hụt ngân sách trầmtrọng đã đẩy liên minh kinh tế châu Âu (EU) vào một cuộc khủng hoảng mới, khủng hoảng nợcông, và đe dọ a sự ổn định củ a hệ thống tài chính thế giới. Tuy ít ch ịu ảnh hư ởng trực tiếp từ EU, kinh tế Mỹ phục hồi khá chậm trong khi tỷ lệ thấtnghiệp vẫn ở mức cao là gần 10%. Đây là nguyên nhân chính khiến Cụ c dự trữ liên b ang Mỹ(Fed) buộc phải tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để vực nền kinh tế. Kết quả là mộ tlượng lớn thanh kho ản được bơm ra thị trư ờng trong khi lãi suất đã gần bằng không. Chính sách tiền tệ nới lỏng định lượng quá mức và lãi suất gần bằng không tại các nềnkinh tế chủ chốt đ ã khiến dòng vốn rẻ tràn ngập thị trư ờng tài chính thế giới, đặc biệt là tới cácnền kinh tế mới nổi nơi có lãi su ất và lợi nhu ận cao. Ngân hàng Trung Ương các như nước nàyphải ch ật vật can thiệp thị trường để kiềm chế đồng nội tệ tăng giá. Làn sóng can thiệp tỷ giá nàyđã dấy lên mối lo ngại về một cuộc “Chiến tranh Tiền tệ” và châm ngòi cho Chiến tranh Thươngmại đẩy kinh tế thế giới vào mộ t Đại Khủng hoảng mới. R ất may cuộc đua phá giá đã khôngnghiêm trọng như nhiều người lo ngại, một phần nhờ sự hợp tác phố i hợp của nhóm G20. Tuynhiên, dòng vốn nóng gia tăng mạnh trong năm đã góp ph ần làm giá các loại hàng hóa tăng độ tbiến và lạm phát quay lại ở các nước mới nổi do tăng trưởng nóng. Cuối cùng, năm 2010 cũng đánh d ấu một thay đổi lớn về tư duy quản lý và giám sát hệthống ngân hàng và tài chính với sự ra đời của đạo luật Dodd -Frank và bộ quy chu ẩn Basel IIInhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hơn các chuẩn mự c vể tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàngthương mại. Trong chương I này chúng tôi sẽ lần lượt điểm lại những sự kiện kinh tế quan trọng củathế giới năm 2010 . Phần cuối, chúng tôi sẽ bàn về viễn cảnh kinh tế thế giới vào những năm sauthông qua việc chọn lọc bốn điểm chính có thể định hình kinh tế thế giới và bàn về những tácđộng có thể đối với kinh tế Việt Nam.Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010 Nền kinh tế Việt Nam n ăm 2010 vẫn tiếp tục đà hồi phục của năm 2009 và có tốc độ tăngtrưởng cao hơn năm trước. Tuy nhiên, mặt trái củ a chính sách kích c ầu cũng đã d ần thể hiệnkhiến cho nền kinh tế đứng trước mộ t số n guy cơ mất ổn định, như: Lạm phát tăng cao , kéo theolãi su ất gia tăng có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thới gian tới; Bắt đầu xuấthiện những méo mó trong hệ thống giá cả khi giá cả các mặt hàng chiến lược được duy trì ổnđịnh ở mức th ấp trước mắt sẽ làm tăng thâm hụ t ngân sách và về dài h ạn sẽ có nguy cơ địnhhướng sai đầu tư và tiêu dùng; Thâm hụt ngân sách vẫn còn ở mức cao, chi thường xuyên tăng vàđang ở mức cao, trong khi đó chi đầu tư phát triển đ ang trong xu hướng giảm sẽ có ảnh hưởngnhất định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế; Thâm hụt thương mại kéo dài, gây áp lực lên tỷ giá hố iđoái. Để ổn định kinh tế, năm 2011 ưu tiên hàng đầu của chính phủ là cần phải thực thi chínhsách tiền tệ thận trọng. Cần tính toán lại các chỉ tiêu tiền tệ cho phù hợp với giai đoạn phát triểnhiện nay và điều hành một cách nhất quán, dứt khoát bằng các công cụ mang tính ch ất thị trường. Đối với chính sách tài khóa cũng cần phải thắt chặt, nhưng trên cơ sở tính toán đến khảnăng tăng trưởng dài hạn. Việc cắt giảm chi đ ầu tư xây d ựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước cầnphải đư ợc thực hiện đồng thời với việc đa dạng hóa hay xã hội hóa các khoản đầu tư xây dựng cơbản như các hình thức đ ầu tư theo dạng BOT, BT… hay đ ầu tư hợp tác công tư (PPP) đ ể đảm b ảonguồn lực xã hội cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Không thể cắt giảm chi đầu tư phát triển một cách trànlan vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng trong dài hạn.Rủi ro kinh tế vĩ mô trong bối cảnh mới của Việt Nam Mụ c tiêu của Chương này là tìm hiểu những rủi ro vĩ mô căn b ản củ a Việt Nam trong bố icảnh mới, với mong muốn đề xuất một khung khổ phân tích nhằm tìm ra mối liên hệ giữ a nhữngnguyên nhân và hậu quả chính. Kết quả phân tích cho thấy tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô của Việt Nam hiện naynằm trong khu vực ngân hàng thương mại. Khu vực này chịu áp lực rủi ro từ h ai khu vực lớn làkhu vực doanh nghiệp, trong đó hệ thống doanh nghiệp nhà nư ớc với những tiềm ẩn rủi ro tàichính đóng v ...

Tài liệu được xem nhiều: