Tài liệu thông tin đến các bạn khái niệm, đặc điểm của thuế xuất, nhập khẩu; nội dung cơ bản của thuế xuất, nhập khẩu hiện hành ở Việt Nam, căn cứ tính thuế, các quy định về ưu đãi thuế, kê khai, tính và nộp thuế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về thuế - Chương 4: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
CHƢƠNG 4
THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Mục tiêu cần đạt đƣợc:
Sau khi học xong chương này người học cần:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Phân biệt đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, các trường hợp được
miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế.
- Nắm được căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Các trường hợp phải áp
dụng thuế xuất khẩu, nhập khẩu tuyệt đối; thuế xuất khẩu, nhập khẩu hỗn hợp;
Các trường hợp áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế
chống phân biệt đối xử.
- Biết về quy định liên quan đến khai thuế, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Nội dung chính của chƣơng:
- Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Nội dung cơ bản của thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành ở Việt Nam như:
Phạm vi áp dụng; Căn cứ tính thuế; Các quy định về ưu đãi thuế (miễn, giảm,
hoàn thuế); Kê khai, tính và nộp thuế.
4.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu hoặc
nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nguồn gốc từ lâu đời và được sử dụng rộng
rãi trên thế giới xuất phát từ các lý do sau:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm
soát hoạt động ngoại thương
Hoạt động ngoại thương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế nội địa. Nó mang lại cho đất nước nhiều nguồn lợi lớn về vốn, kỹ thuật, công
nghệ, hàng hoá, góp phần giải quyết các vấn đề của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên,
1
hoạt động ngoại thương mở rộng, nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những
tác hại đối với kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội như: sự phụ thuộc về kinh tế,
chính trị với nước ngoài; phong tục, tập quán, lối sống của quốc gia bị ảnh
hưởng. Vì vậy, các quốc đều sử dụng thuế xuất khẩu, nhập khẩu như một công
cụ quan trọng để kiểm soát hoạt động ngoại thương, quản lý các mặt hàng xuất,
nhập khẩu; khuyến khích xuất, nhập khẩu những hàng hoá có lợi và hạn chế
xuất, nhập khẩu những hàng hoá có hại cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội
của đất nước.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước
Hoạt động ngoại thương phát triển có thể gây ra những tác động tiêu cực
đối với sản xuất nội địa, đặc biệt đối với những nền kinh tế chậm phát triển chưa
đủ sức cạnh tranh với kinh tế nước ngoài. Vì vậy, ở các quốc gia kinh tế chậm
phát triển, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những công cụ của nhà nước
để bảo hộ sản xuất trong nước. Để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tăng cường
khả năng trên thị trường quốc tế, các quốc gia thường không đánh thuế xuất
khẩu, hoặc thu với thuế suất rất thấp với mục tiêu quản lý là chủ yếu. Đối với
thuế nhập khẩu, được các quốc gia sử dụng rất linh hoạt tuỳ theo tính chất, mục
đích của hàng hoá nhập khẩu và phù hợp với trình độ kinh tế của từng nước
trong từng thời kỳ.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước
Ở các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản xuất nội
địa chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, khả năng tài chính của nhà nước lại eo hẹp.
Do đó đối với các nước đang phát triển, mục tiêu động viên số thu cho ngân sách
nhà nước của thuế xuất khẩu, nhập khẩu đựơc coi trọng. Để đạt được mục tiêu
này, các quốc gia thường mở rộng hoạt động ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu
vào hàng hoá tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được, hoặc đánh thuế xuất
2
khẩu vào những hàng hoá mà trên thế giới có nhu cầu tiêu dùng cao với các mức
thuế suất động viên hợp lý.
Là công cụ quan trọng của nhà nước trong chính sách ngoại thương, thuế
xuất khẩu, nhập khẩu có các đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu. Nhà nước sử
dụng thuế xuất khẩu, nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua
việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hoá xuất, nhập khẩu. Vì vậy, thuế xuất
khẩu, nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá của hàng hoá xuất, nhập khẩu.
Người nộp thuế là người thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá; người
chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Việc tăng, giảm thuế suất thuế xuất khẩu,
nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá xuất, nhập khẩu, từ đó ảnh
hưởng tới nhu cầu và việc lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng, buộc các nhà
sản xuất và nhập khẩu hàng hoá phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình
cho phù hợp.
Thứ hai, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động
ngoại thương. Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản
lý chặt chẽ của nhà nước. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một công cụ quan trọng
của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai,
kiểm tra, tính thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu,
nhập khẩu thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hoá xuất, nhập khẩu. Giá
trị của hàng hoá được xác định làm căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là giá
trị cuối cùng của hàng hoá tại cửa khẩu xuất (đối với thuế xuất khẩu) và giá trị
của hàng hoá tại cửa tại cửa khẩu nhập đầu tiên (đối với thuế nhập khẩu). Giá trị
tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải phản ánh khách quan, trung thực giá trị giao
dịch thực tế của hàng hoá xuất, nhập khẩu.
3
Thứ ba, thuế xuất khẩu, nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố
quốc tế như: sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế... Thuế
xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá của
một quốc gia. Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế
trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hoá xuất, nhập khẩu của các
quốc gia, nhất là trong xu ...