Danh mục

Tổng Trấn Gia Định LÊ VĂN DUYỆT giết Phó Tổng Trấn HUỲNH CÔNG LÝ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

án tham nhũng Huỳnh Công Lý đã xảy ra dưới thời Vua Minh Mạng (1820) cách nay 185 năm, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với dân chúng cũng như trong triều đình nhà Nguyễn thời bấy giờ. Huỳnh Công Lý là người tin cậy của vua, có con gái được tuyển vào cung, được nhà vua sủng ái, là người có thế lực, từng giữ chức Tả Thống Chế Quân Thị Trung tại kinh thành, rồi Phó Tổng Trấn Gia Định Thành. Nhưng khi có tội vẫn không được chước giảm, bị án tử hình, con gái bị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng Trấn Gia Định LÊ VĂN DUYỆT giết Phó Tổng Trấn HUỲNH CÔNG LÝ Tổng Trấn Gia Định LÊ VĂN DUYỆT giết Phó Tổng Trấn HUỲNH CÔNG LÝVụ án tham nhũng Huỳnh Công Lý đã xảy ra dưới thời Vua Minh Mạng (1820) cách nay185 năm, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với dân chúng cũng như trong triều đình nhàNguyễn thời bấy giờ. Huỳnh Công Lý là người tin cậy của vua, có con gái được tuyểnvào cung, được nhà vua sủng ái, là người có thế lực, từng giữ chức Tả Thống Chế QuânThị Trung tại kinh thành, rồi Phó Tổng Trấn Gia Định Thành. Nhưng khi có tội vẫnkhông được chước giảm, bị án tử hình, con gái bị đuổi ra khỏi cung về làm dân thường...Người đứng ra khởi tố vụ án tham nhũng này là Tả Quân Lê Văn Duyệt, Tổng Trấn GiaĐịnh Thành. Có người đặt vấn đề: Tả Quân Lê Văn Duyệt, là bậc khai quốc công thần,được Vua Gia Long ban cho Thượng Phương Kiếm và có quyền “tiền trảm hậu tấu”...Ông đã từng giữ chức Tổng Trấn Gia Định Thành, sau đó, ông được gọi về Huế trao chonhiều chức vụ quan trọng. Tuy là hoạn quan nhưng ông vẫn có đến 03 bà vợ “đẹp” ở tạiGia Định. Lợi dụng thời gian mấy năm ông sống ở Huế, Phó Tổng Trấn Gia Định làHuỳnh Công Lý đã liên hệ bất chính với những bà vợ của Lê Văn Duyệt. Vì thế, khi đượcbáo tin, Lê Văn Duyệt liền trở về Gia Định, dùng quyền “tiền trảm hậu tấu” giết HuỳnhCông Lý, gởi đầu về Huế cho vua. Vụ án tham nhũng Huỳnh Công Lý là “dàn dựng”,nguyên nhân chính là chuyện ghen tương! Sự thật như thế nào?Sự việc đã xảy ra vào thế kỷ thứ 19, cách nay 185 năm rồi. Nhưng vấn đề “tham nhũng”vẫn là đề tài thời sự đối với dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời gian hiện tại. Dựa trênnhững sử liệu của triều đình Huế cũng như nguồn sử liệu do người ngoại quốc để lại, sauđây, chúng tôi xin trình bày lại diễn tiến vụ ánHOÀN CẢNH LỊCH SỬ:Lê Văn Duyệt là khai quốc công thần đã có công theo phò vua Gia Long t ừ những ngàycòn lánh nạn Tây Sơn. Năm 1802, vua Gia Long thống nhất sơn hà, lên ngôi Hoàng Đế,đóng đô tại Phú Xuân (Huế), Lê Văn Duyệt đi theo Gia Long ra Bắc đánh dẹp, rồi đượcđưa về Huế lo bảo vệ kinh thành. Sau đó, ông được đưa vào làm Tổng Trấn Gia Định vàđược trao cho “Thượng phương kiếm” là kiếm của vua dùng và được quyền “tiền trảmhậu tấu” uy quyền như một vị phó vương (người Pháp thường gọi ông là Vice-Roi). Đếnnăm Bính Tý (1816), năm thứ 15 dưới thời Vua Gia Long, ông được gọi về Huế làm việcbên cạnh vua và rất được vua tin cậy. Chức Tổng Trấn Gia Định được trao cho NguyễnHuỳnh Đức, và Trương Tấn Bửu làm Phó Tổng Trấn. Tháng Chín năm Bính Tý (10-1816), vua lại gọi Trương Tấn Bửu về kinh. Tháng Mười năm đó, Nguyễn Huỳnh Đứcdâng sớ xin cử một vị Phó Tổng Trấn, vua cử Trịnh Hoài Đức vào làm Hiệp Tổng TrấnGia Định. Mùa Thu năm Kỷ Mão (1819), Nguyễn Huỳnh Đức mất, vua cho Chưởng HữuQuân Nguyễn Văn Nhân vào làm Tổng Trấn Gia Định. (Đại Nam Thực Lục Chính Biên,đệ I kỷ, bản dịch của Viện Sử Học Hà Nội, 1963, trang 270, 300 và 305, 390, 391). Tronghai năm 1818 và 1819, Lê Văn Duyệt được vua sai đi thanh tra các tỉnh Thanh Hóa, NghệAn, làm lại sổ dân đinh, tổ chức lại công việc, ổn định t ình hình. Nhân đó, Lê Văn Duyệtđã thu phục một số những người có tội, biết ăn năn hối cải... được gia nhập quân đội, cholập công phục vụ đất nước. Tháng Mười năm 1819, Lê Văn Duyệt được triệu về kinh.Bất đồng về việc chọn người kế vị vua Gia Long:Khi vua Gia Long bị Tây Sơn đánh đuổi, cùng đường phải trốn ra đảo Phú Quốc, vua đãquyết định nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) đi cầu viện người Pháp. Vuacó ý định trao cho Giám Mục một người con trai đem đi theo để làm tin, và để người contrai trưởng là Nguyễn Phúc Cảnh lại, sau này nối dòng chính thống. Câu chuyện màchúng tôi nghe được do những người dân sống ở đảo Phú Quốc lâu đời kể lại: “Vua đãchọn Hoàng Tử Hiệp - con trai duy nhất của bà Thứ Phi (Phi Yến). Bà Phi Yến khôngchịu và năn nỉ vua đừng làm việc đó. Vua ra lệnh giam bà vào một hang núi rồi mangHoàng Tử Hiệp lên thuyền. Nhưng hoàng tử khóc không chịu đi. Trong lúc đang lo sợquân Tây Sơn đuổi bắt, vua đã tức giận và ra lệnh ném cậu bé đó xuống biển. Dân chúngthương t ình, đã vớt xác cậu, chôn cất đàng hoàng và gọi là Mả Cậu. Hoàng Tử Hiệp còncó biệt danh là Hoàng Tử Cải. Còn bà Phi Yến cũng có biệt danh là bà Phi Răm. Conchết, chồng lưu vong ra nước ngoài, bà phải chịu nhiều đau khổ, đến nỗi bị bọn người vôlại xúc phạm, phải tự tử để thủ tiết và giữ danh giá của mình. Bà đã được an táng cạnhmộ của con bà: Mả Cậu. Vì thế trong dân gian mới có câu hát:Gió đưa cây Cải về trời,Rau Răm ở lại, chịu lời đắng cay. (Chịu đời đắng cay)(Câu chuyện này cũng đã được ông Nguyễn Phúc Liên Kỳ viết lại và được trích đăng vàotập san “Đồng Nai-Cửu Long” số 02 trang 321)Vạn bất đắc dĩ, vua Gia Long mới cho Hoàng Tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai trưởng) đitheo Giám Mục Bá Đa Lộc. Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ: NguyễnPhúc Cảnh sinh Tháng Tư năm 1780. Vua Gia Long gặp Giám Mục vào Tháng Bảy nămQuý Mão (1783) lúc đó Nguyễn Phúc Cản ...

Tài liệu được xem nhiều: