Thông tin tài liệu:
Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp sau sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh ngày càng phổ biến này.
1. Độ tuổi Tuổi tác tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh thấp khớp. Theo thống kê có khoảng ½ số người từ 65 tuổi mắc bệnh viêm khớp,t rong khi đó chỉ có 1 trong 250 trẻ em bị bệnh này.
2. Gien Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Các nhà khoa học đang tìm cách xác định loại gen...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Top 6 nguy cơ gây viêm khớp
Top 6 nguy cơ gây viêm khớp
Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp sau sẽ giúp bạn có thêm
kiến thức về căn bệnh ngày càng phổ biến này.
1. Độ tuổi
Tuổi tác tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh thấp khớp. Theo thống kê có
khoảng ½ số người từ 65 tuổi mắc bệnh viêm khớp,t rong khi đó chỉ có 1 trong
250 trẻ em bị bệnh này.
2. Gien
Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc
bệnh sẽ cao hơn. Các nhà khoa học đang tìm cách xác định loại gen nào tương ứng
gây bệnh thấp khớp để tạo ra loại thuốc đặc trị cho các bệnh thấp khớp có nguồn
gốc từ gien.
3. Giới tính
Các thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ
giới, trong khi đó nữ giới lại dễ mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới.
4. Hút thuốc
Các nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và bệnh
viêm khớp. Nếu bạn có cha mẹ hoặc họ hàng mắc bệnh viêm khớp thì nên ngừng
hút thuốc ngay để giảm nguy cơ mắc bệnh. Các nghiên cứu tại Thuỵ Điển đã chỉ ra
rằng những người hút thuốc làm tăng 21% nguy cơ mắc viêm khớp.
5. Nghề nghiệp
Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng
của bệnh thấp khớp và nghề nghiệp đã thấy rằng những người làm nghề sơn sửa
móng tay chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc
bệnh viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thuỵ Điển chỉ ra rằng những người
thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thấp
khớp.
6. Chế độ ăn
Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vì thế
cần điều chỉnh cân nặng hợp lý.Việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà,
thiếu chất chống ôxy hóa, các vitamin và chất khoáng cần thiết làm tăng nguy cơ
mắc bệnh.
Đau thần kinh tọa
Cơn đau lan đến vùng mông, xuống chân, chạy dọc theo mặt sau ngoài của
đùi và bắp chân, xuống bàn chân...
Theo bác sĩ Lê Điền Nhi (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM),
nguyên nhân thường thấy gây đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm các đốt
sống thắt lưng gây chèn ép các rễ thần kinh. Đau kiểu thần kinh tọa cũng có thể do
chèn ép rễ thần kinh bởi chồi xương, thường hay phối hợp với hẹp ống sống thắt
lưng, hay trượt đốt sống thắt lưng.
Khi bị đau thần kinh tọa sẽ rất khó chịu, cơn đau phản ánh qua cử động và
tư thế khi nằm ngửa, buộc người bệnh phải nằm nghiêng về phía không đau, háng
và đầu gối bên đau phải hơi gập lại để bớt căng dây thần kinh. Đau gia tăng khi
ho, hắt hơi, rặn; đau lan xuống mông, chân theo nơi rễ thần kinh bị chèn ép, đau
chạy dọc theo mặt ngoài của đùi và bắp chân xuống bàn chân, có thể lan vào mặt
lưng bàn chân và ngón chân cái. Người bệnh có thể bị hạn chế cử động vùng thắt
lưng và vẹo cột sống.
Thường bác sĩ chẩn đoán phân biệt đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
cột sống thắt lưng với một số bệnh lý khác gây đau lưng và đau lan xuống cẳng
chân như hẹp ống sống thắt lưng, trượt đốt sống, và đau lưng do một số nguyên
nhân khác. Trượt đốt sống thắt lưng có triệu chứng gồm, đau lưng và đau cẳng
chân; còn hẹp ống sống bệnh nhân thường than đau lan tỏa xuống hai chân, nhất là
khi đứng hoặc bước đi, giảm đau khi ngồi...
Theo bác sĩ Lê Điền Nhi, phần lớn người bệnh đau thần kinh tọa được điều
trị nội trú, chỉ khoảng 20% trường hợp cần phẫu thuật.