Trà Thiếu phụ
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 147.76 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cùng với làn nắng rụt rè tỏa xuống là không khí ấm áp hơi quá mức bình thường của một ngày đầu mùa lan ra không thể nói là chậm chạp dần dà. Chốc sau, nắng tắt đột ngột. Ngước nhìn lên, đã thấy không gian như vừa được phết lên một lớp sơn màu ghi sáng mỏng, hơi ấm lúc nãy vừa phả biến mất, thay vào đó là cái lạnh se bất chợt làm cho người ta thoắt rùng mình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trà Thiếu phụ Trà Thiếu phụ Hồng Nhu Cùng với làn nắng rụt rè tỏa xuống là không khí ấm áp hơi quá mức bình thường của một ngày đầu mùa lan ra không thể nói là chậm chạp dần dà. Chốc sau, nắng tắt đột ngột. Ngước nhìn lên, đã thấy không gian như vừa được phết lên một lớp sơn màu ghi sáng mỏng, hơi ấm lúc nãy vừa phả biến mất, thay vào đó là cái lạnh se bất chợt làm cho người ta thoắt rùng mình...Thuận khép lại tà áo gió khoác ngoài, bước chậm hơn, vừa đi vừa suy nghĩvẩn vơ. Ngọn đồi nửa bên này phẳng lì trơ trụi, nửa bên kia vun lên rậm rạp,van vát như một quả bưởi ai vừa cắt chéo, mang một dáng vẻ vừa giấu giếmvừa phơi bày làm cho lòng Thuận bỗng dội lên một niềm nho nhỏ, xôn xao màkhông biết là niềm gì, vui hay buồn, từ đâu đến. Chị mỉm cười, lắc lắc máitóc, cảm thấy mình lạ lùng khó hiểu như không phải là chính mình vậy.Đường lên mặt vát bên này để vòng sang mặt tròn bên kia xuống lưng chừngđồi, nơi từ đó có thể thấy dưới xa con sông lượn một vòng cung hơi điệu đàngmột chút, là ngôi nhà cha con ông lão Kiệm, người trông coi nương chè củaxã.Bà con xóm đồi gọi ông Kiệm thế, nhưng thực ra ông mới ngoài năm mươi,chưa đến cái tuổi lên lão, chẳng qua gọi theo thói quen và một phần vì ngoạihình của ông mà thôi. Ông tầm thước, lưng rùa, bộ râu quai nón không đượcchăm sóc kỹ lưỡng luôn rậm rì, âm u trên khuôn mặt chữ khẩu, ẩn một nétgiang hồ lang bạt. Vậy mà trên khuôn mặt đó, một đôi mắt dài màu chì kháthanh tú, long lanh với cái nhìn không chớp chỉ có thể có được ở người chưamấy từng trải, thì rõ là mắt của một anh học trò! Đôi mắt được gắn vào khuônmặt như một sự bày đặt cố ý, lại như một sự ngẫu hứng thâm trầm - Thuậnnghĩ bụng.Chẳng biết ông Kiệm đến vùng đồi này từ bao giờ, có lẽ đã lâu lắm, khi mẹcon Thuận về đây thì bà con trong thôn xã đã coi ông như là dân gốc. Bấy giờchồng Thuận vừa hy sinh ở mặt trận, giấy báo gửi về mãi sáu tháng sau mớiđến địa phương, phong bì và giấy đánh máy bên trong đã nhàu nhĩ vì bomđạn, vì mưa gió đường trường. Đang thời kỳ chiến tranh ác liệt, những nỗi đaumất mát như của chị không hiếm nơi hậu phương. Vì vậy, nó buộc chị phảitìm đủ mọi cách để mau chóng khuây khỏa, nguôi ngoai. Trước mắt chị là đứacon nhỏ đang cần chị nâng niu bù đắp cho nó cả tình mẹ lẫn lòng người cha,thứ nữa là công việc ở nhà trường, là các em học sinh của chị. Thuận tựnguyện lên vùng đồng rừng nhân lúc ngành giáo dục vận động các thầy giáocô giáo từ miền xuôi lên miền ngược. Đó là một ngày sắp mãn tiết thu phânmột năm sau khi người chồng Thuận mất, cũng là năm đất nước được hoàntoàn giải phóng. Chị còn nhớ như in những ngày đầu đặt chân tới ngôi trườngmới. Trong số người xã cử tới sửa sang lại gian phòng trường phân cho chịtrong ngôi nhà tập thể của giáo viên lợp bằng lá cọ ở xế sân sau trường, có haicha con ông lão Kiệm. Họ dựng thêm cho mẹ con chị một cái chái bếp. Tráivới người cha, ông lão càng xởi lởi vui chuyện bao nhiêu thì anh con trai, mớichỉ là cậu bé mười tám mười chín mà đã như ông cụ, mặt mày nghiêm trang,cứ lầm lì lụi hụi làm cùng cha, cạy răng không nói một lời. Cũng nhờ buổi đómà Thuận biết được đôi điều về cuộc đời ông Kiệm do chính ông kể lại. Ôngngười miệt dưới, phía biển, thuở nhỏ được ăn học đàng hoàng, đậu bằng pri-me; lớn lên, suốt thời trai trẻ theo thuyền đi buôn bán xa, Quảng Ninh, MóngCái, Hội An rồi Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa, từng đặt chân đến tận HàngChâu Trung Quốc... ăn cơm thiên hạ đã mòn răng.Ông chặc lưỡi vẻ khâm phục :- Đất Hàng Châu là đất gấm vóc lừng danh, mà chè nước tẩm sao cũng nổitiếng, cô giáo à!- Vâng... cháu cũng có nghe nói!- Nói chuyện này cô giáo đừng cười. Một hôm ra phố Hàng Châu, tôi bị húthồn bởi một cô bán lụa đấy! Thế là có bao nhiêu tiền mang theo tôi mua sạch,vét gần hết quầy của cô ta. Nói bao nhiêu mua bấy nhiêu, chẳng mặc cả mặccon gì sất. Các quầy khác cứ trố mắt ra nhìn, vừa lạ vừa ghen! - ông lão phá racười ha hả.- Ôi bác! Cô ta nói gì với bác mà bác mê say đến thế? - Thuận vui lây với mẩuhồi ức hồn nhiên của ông Kiệm, mỉm cười hỏi, nghĩ thầm: Bố già lãng mạnthật, đa tình gớm!.- Thế đấy, cô giáo à! Bấy giờ tôi còn trẻ mà, phong độ và đẹp trai nữa, chẳngcó vẻ gì là dân buôn cả, cứ như là một nhà báo, một công chức vậy... ờ... ờ côta nói gì với tôi à? Ngôn ngữ bất đồng làm sao tôi hiểu được. Cô ta mặc mộtchiếc áo dài Thượng Hải, hai cánh tay trần mềm như hai cánh chim đưa lênđưa xuống đưa qua đưa lại, đo lụa cho tôi. Chỉ thế thôi mà tôi thấy như tắc thởđấy!Thuận giật mình. Không ngờ ông già bề ngoài có vẻ khô cứng thô ráp như mộtgốc cây lại có một nội tâm mềm mại, hơi ướt át như thế. Chị bỗng thấy bănkhoăn day dứt một cách vô cớ, định gợi chuyện ông điều gì đấy nhưng kiềmchế được, lại thôi. Anh con trai ngồi trên mái bếp đón tấm tranh ông bố đưalên từ ngọn sào xóc vào, tay xoắn múi lạt một cách giận dữ, bật ra :- Nói cái gì không nói, lại nói ba cái chuyện loăng quăng! Bố già rồi, khôngbiết ư? Không sợ người ta cười cho là vô duyên ư?- Thuận ngạc nhiên nhìn cậu con, lại nhìn ông bố, đợi một lời vặc mắng lạicủa ông. Nhưng không, hai người chẳng nói gì thêm cả, cứ như vừa rồi khôngcó gì xảy ra. Ông bố nhìn vào mắt cậu con một lúc khá lâu làm cậu con cụpmặt xuống, rồi quay đi như thể để giấu tình cảm hoặc nối tiếp sự suy đoán mơhồ của mình vừa trỗi dậy, gật gật đầu.. Thuận chẳng còn hiểu ra sao nữa.Người ta cậu bé nói đây là ai chứ? Chỉ mọi người xung quanh hay chỉ riêngchị? Nếu thế thì cậu bé nhầm to rồi. Còn trẻ con có khác. Cậu ta tưởng bốtán Thuận, hay đặt bố cũng chỉ cùng một trang lứa với chị? Chao ôi, mìnhgià đến thế rồi sao!...Chút se buồn về mình của Thuận thoắt tan đi vì thái độ lạ lùng của ông Kiệm.Tại sao ông lão lại có vẻ chịu đựng trước lời đốp chát có thể gọi là vô lễ hỗnhào của anh con trai như thế? Cái gật gật đầu - Thuận nhìn từ phía sau lưngcòn thấy vai ông rung run ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trà Thiếu phụ Trà Thiếu phụ Hồng Nhu Cùng với làn nắng rụt rè tỏa xuống là không khí ấm áp hơi quá mức bình thường của một ngày đầu mùa lan ra không thể nói là chậm chạp dần dà. Chốc sau, nắng tắt đột ngột. Ngước nhìn lên, đã thấy không gian như vừa được phết lên một lớp sơn màu ghi sáng mỏng, hơi ấm lúc nãy vừa phả biến mất, thay vào đó là cái lạnh se bất chợt làm cho người ta thoắt rùng mình...Thuận khép lại tà áo gió khoác ngoài, bước chậm hơn, vừa đi vừa suy nghĩvẩn vơ. Ngọn đồi nửa bên này phẳng lì trơ trụi, nửa bên kia vun lên rậm rạp,van vát như một quả bưởi ai vừa cắt chéo, mang một dáng vẻ vừa giấu giếmvừa phơi bày làm cho lòng Thuận bỗng dội lên một niềm nho nhỏ, xôn xao màkhông biết là niềm gì, vui hay buồn, từ đâu đến. Chị mỉm cười, lắc lắc máitóc, cảm thấy mình lạ lùng khó hiểu như không phải là chính mình vậy.Đường lên mặt vát bên này để vòng sang mặt tròn bên kia xuống lưng chừngđồi, nơi từ đó có thể thấy dưới xa con sông lượn một vòng cung hơi điệu đàngmột chút, là ngôi nhà cha con ông lão Kiệm, người trông coi nương chè củaxã.Bà con xóm đồi gọi ông Kiệm thế, nhưng thực ra ông mới ngoài năm mươi,chưa đến cái tuổi lên lão, chẳng qua gọi theo thói quen và một phần vì ngoạihình của ông mà thôi. Ông tầm thước, lưng rùa, bộ râu quai nón không đượcchăm sóc kỹ lưỡng luôn rậm rì, âm u trên khuôn mặt chữ khẩu, ẩn một nétgiang hồ lang bạt. Vậy mà trên khuôn mặt đó, một đôi mắt dài màu chì kháthanh tú, long lanh với cái nhìn không chớp chỉ có thể có được ở người chưamấy từng trải, thì rõ là mắt của một anh học trò! Đôi mắt được gắn vào khuônmặt như một sự bày đặt cố ý, lại như một sự ngẫu hứng thâm trầm - Thuậnnghĩ bụng.Chẳng biết ông Kiệm đến vùng đồi này từ bao giờ, có lẽ đã lâu lắm, khi mẹcon Thuận về đây thì bà con trong thôn xã đã coi ông như là dân gốc. Bấy giờchồng Thuận vừa hy sinh ở mặt trận, giấy báo gửi về mãi sáu tháng sau mớiđến địa phương, phong bì và giấy đánh máy bên trong đã nhàu nhĩ vì bomđạn, vì mưa gió đường trường. Đang thời kỳ chiến tranh ác liệt, những nỗi đaumất mát như của chị không hiếm nơi hậu phương. Vì vậy, nó buộc chị phảitìm đủ mọi cách để mau chóng khuây khỏa, nguôi ngoai. Trước mắt chị là đứacon nhỏ đang cần chị nâng niu bù đắp cho nó cả tình mẹ lẫn lòng người cha,thứ nữa là công việc ở nhà trường, là các em học sinh của chị. Thuận tựnguyện lên vùng đồng rừng nhân lúc ngành giáo dục vận động các thầy giáocô giáo từ miền xuôi lên miền ngược. Đó là một ngày sắp mãn tiết thu phânmột năm sau khi người chồng Thuận mất, cũng là năm đất nước được hoàntoàn giải phóng. Chị còn nhớ như in những ngày đầu đặt chân tới ngôi trườngmới. Trong số người xã cử tới sửa sang lại gian phòng trường phân cho chịtrong ngôi nhà tập thể của giáo viên lợp bằng lá cọ ở xế sân sau trường, có haicha con ông lão Kiệm. Họ dựng thêm cho mẹ con chị một cái chái bếp. Tráivới người cha, ông lão càng xởi lởi vui chuyện bao nhiêu thì anh con trai, mớichỉ là cậu bé mười tám mười chín mà đã như ông cụ, mặt mày nghiêm trang,cứ lầm lì lụi hụi làm cùng cha, cạy răng không nói một lời. Cũng nhờ buổi đómà Thuận biết được đôi điều về cuộc đời ông Kiệm do chính ông kể lại. Ôngngười miệt dưới, phía biển, thuở nhỏ được ăn học đàng hoàng, đậu bằng pri-me; lớn lên, suốt thời trai trẻ theo thuyền đi buôn bán xa, Quảng Ninh, MóngCái, Hội An rồi Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa, từng đặt chân đến tận HàngChâu Trung Quốc... ăn cơm thiên hạ đã mòn răng.Ông chặc lưỡi vẻ khâm phục :- Đất Hàng Châu là đất gấm vóc lừng danh, mà chè nước tẩm sao cũng nổitiếng, cô giáo à!- Vâng... cháu cũng có nghe nói!- Nói chuyện này cô giáo đừng cười. Một hôm ra phố Hàng Châu, tôi bị húthồn bởi một cô bán lụa đấy! Thế là có bao nhiêu tiền mang theo tôi mua sạch,vét gần hết quầy của cô ta. Nói bao nhiêu mua bấy nhiêu, chẳng mặc cả mặccon gì sất. Các quầy khác cứ trố mắt ra nhìn, vừa lạ vừa ghen! - ông lão phá racười ha hả.- Ôi bác! Cô ta nói gì với bác mà bác mê say đến thế? - Thuận vui lây với mẩuhồi ức hồn nhiên của ông Kiệm, mỉm cười hỏi, nghĩ thầm: Bố già lãng mạnthật, đa tình gớm!.- Thế đấy, cô giáo à! Bấy giờ tôi còn trẻ mà, phong độ và đẹp trai nữa, chẳngcó vẻ gì là dân buôn cả, cứ như là một nhà báo, một công chức vậy... ờ... ờ côta nói gì với tôi à? Ngôn ngữ bất đồng làm sao tôi hiểu được. Cô ta mặc mộtchiếc áo dài Thượng Hải, hai cánh tay trần mềm như hai cánh chim đưa lênđưa xuống đưa qua đưa lại, đo lụa cho tôi. Chỉ thế thôi mà tôi thấy như tắc thởđấy!Thuận giật mình. Không ngờ ông già bề ngoài có vẻ khô cứng thô ráp như mộtgốc cây lại có một nội tâm mềm mại, hơi ướt át như thế. Chị bỗng thấy bănkhoăn day dứt một cách vô cớ, định gợi chuyện ông điều gì đấy nhưng kiềmchế được, lại thôi. Anh con trai ngồi trên mái bếp đón tấm tranh ông bố đưalên từ ngọn sào xóc vào, tay xoắn múi lạt một cách giận dữ, bật ra :- Nói cái gì không nói, lại nói ba cái chuyện loăng quăng! Bố già rồi, khôngbiết ư? Không sợ người ta cười cho là vô duyên ư?- Thuận ngạc nhiên nhìn cậu con, lại nhìn ông bố, đợi một lời vặc mắng lạicủa ông. Nhưng không, hai người chẳng nói gì thêm cả, cứ như vừa rồi khôngcó gì xảy ra. Ông bố nhìn vào mắt cậu con một lúc khá lâu làm cậu con cụpmặt xuống, rồi quay đi như thể để giấu tình cảm hoặc nối tiếp sự suy đoán mơhồ của mình vừa trỗi dậy, gật gật đầu.. Thuận chẳng còn hiểu ra sao nữa.Người ta cậu bé nói đây là ai chứ? Chỉ mọi người xung quanh hay chỉ riêngchị? Nếu thế thì cậu bé nhầm to rồi. Còn trẻ con có khác. Cậu ta tưởng bốtán Thuận, hay đặt bố cũng chỉ cùng một trang lứa với chị? Chao ôi, mìnhgià đến thế rồi sao!...Chút se buồn về mình của Thuận thoắt tan đi vì thái độ lạ lùng của ông Kiệm.Tại sao ông lão lại có vẻ chịu đựng trước lời đốp chát có thể gọi là vô lễ hỗnhào của anh con trai như thế? Cái gật gật đầu - Thuận nhìn từ phía sau lưngcòn thấy vai ông rung run ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trà Thiếu phụ Hồng Nhu tiểu thuyết Việt Nam tác phẩm lãng mạn truyện ngắn lãng mạn truyện ngắn tình yêu truyện về cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 432 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 202 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 71 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 57 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 46 0 0 -
108 trang 39 0 0
-
112 trang 37 0 0
-
6 trang 37 0 0
-
Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa - một khuynh hướng tiểu thuyết gần đây
7 trang 35 0 0