Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 227.99 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết trình bày quá trình triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hoạt động TNXHDN không phải chỉ để làm cho doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đơn thuần, không hẳn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường mà hoạt động này đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TS. Hoàng Ngọc Hải1 - TS. Hồ Thanh Thủy2 - TS. Phạm Thị Thủy3 Tóm tắt: Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hoạt động TNXHDN không phải chỉ để làm cho doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đơn thuần, không hẳn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường mà hoạt động này đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội. TNXHDN cần được xem như là lợi ích của doanh nghiệp để họ chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quý giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội... Chính vì vậy, nâng cao TNXHDN ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Abstract: Good implementation of corporate social responsibility (CSR) will not only help good business enterprises but also support businesses to solve strategic issues related to business and social issues. CSR activities are not only to make businesses feel satisfied simply, not necessarily the usual small promotional, charity or sponsorship activities that require continuity and long-term commitment. for the benefit of the business and for the benefit of society. CSR needs to be considered as an enterprise’s benefit for them to proactively deploy towards an effective business community with brand products trusted by consumers, build valuable internal resources, having a good position and reputation in society ... Therefore, raising CSR in our country in the context of international integration is an extremely important and necessary job. 1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ LỢI ÍCH THỰC TIỄN TNXHDN vẫn còn là một khái niệm mới đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một yếu tố khá quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. TNXHDN được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và trở thành điều kiện để doanh nghiệp phát triển, nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh. Cho đến nay, thuật ngữ này đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số học giả cho rằng “TNXHDN liên quan đến những quyết định và hành động được thực hiện mà ít nhất cũng vượt trên những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, là những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh 1 Học viện Chính trị khu vực I. 2 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 3 Trường Đại học Lao động – Xã hội. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 315 nghiệp và xã hội”. Caroll (1979) sau khi chỉ ra vai trò chủ yếu của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, khẳng định: “TNXHDN bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Maignan và Ferrell (2004) cũng đưa ra một khái niệm súc tích về TNXHDN: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”. Trên thực tế, TNXHDN là một phạm trù rộng, có thể được hiểu và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững (World Business Council for Sustainable Development) đã đưa ra một định nghĩa về TNXHDN. Định nghĩa này được sử dụng khá phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng. TNXHDN là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Từ năm 2003, khái niệm TNXHDN do Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới đưa ra đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất. Theo đó, “TNXHDN là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”… Qua một số cách định nghĩa trên đây đã cho thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngôn từ có khác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TS. Hoàng Ngọc Hải1 - TS. Hồ Thanh Thủy2 - TS. Phạm Thị Thủy3 Tóm tắt: Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hoạt động TNXHDN không phải chỉ để làm cho doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đơn thuần, không hẳn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường mà hoạt động này đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội. TNXHDN cần được xem như là lợi ích của doanh nghiệp để họ chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quý giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội... Chính vì vậy, nâng cao TNXHDN ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Abstract: Good implementation of corporate social responsibility (CSR) will not only help good business enterprises but also support businesses to solve strategic issues related to business and social issues. CSR activities are not only to make businesses feel satisfied simply, not necessarily the usual small promotional, charity or sponsorship activities that require continuity and long-term commitment. for the benefit of the business and for the benefit of society. CSR needs to be considered as an enterprise’s benefit for them to proactively deploy towards an effective business community with brand products trusted by consumers, build valuable internal resources, having a good position and reputation in society ... Therefore, raising CSR in our country in the context of international integration is an extremely important and necessary job. 1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ LỢI ÍCH THỰC TIỄN TNXHDN vẫn còn là một khái niệm mới đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một yếu tố khá quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. TNXHDN được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và trở thành điều kiện để doanh nghiệp phát triển, nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh. Cho đến nay, thuật ngữ này đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số học giả cho rằng “TNXHDN liên quan đến những quyết định và hành động được thực hiện mà ít nhất cũng vượt trên những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, là những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh 1 Học viện Chính trị khu vực I. 2 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 3 Trường Đại học Lao động – Xã hội. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 315 nghiệp và xã hội”. Caroll (1979) sau khi chỉ ra vai trò chủ yếu của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, khẳng định: “TNXHDN bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Maignan và Ferrell (2004) cũng đưa ra một khái niệm súc tích về TNXHDN: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”. Trên thực tế, TNXHDN là một phạm trù rộng, có thể được hiểu và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững (World Business Council for Sustainable Development) đã đưa ra một định nghĩa về TNXHDN. Định nghĩa này được sử dụng khá phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng. TNXHDN là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Từ năm 2003, khái niệm TNXHDN do Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới đưa ra đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất. Theo đó, “TNXHDN là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”… Qua một số cách định nghĩa trên đây đã cho thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngôn từ có khác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp Việt Nam Chất lượng sản phẩm thương hiệu Quan hệ lao động Thị trường lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 821 2 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 555 0 0 -
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 534 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDKT-PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
5 trang 354 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 319 0 0 -
19 trang 309 0 0
-
44 trang 303 0 0
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty CP NANO
23 trang 265 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 2 - TS. Vũ Kim Dung
117 trang 229 0 0