Danh mục

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 392.48 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay" đi vào phân tích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững của xã hội ở Việt Nam trên năm phương diện: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong sử dụng lao động; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về kinh doanh trung thực; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ người tiêu dùng; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc phát triển cộng đồng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nayKhoa học xã hội với sự phát triển bền vững TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngô Văn Hưởng Tóm tắt: Để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội không thể không tính đến trách nhiệmcủa doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng tôi đi vào phân tích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpđối với sự phát triển bền vững của xã hội ở Việt Nam trên năm phương diện: Trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp đối voeid việc bảo vệ môi trường; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong sử dụnglao động; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về kinh doanh trung thực; trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp trong việc bảo vệ người tiêu dùng; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc pháttriển cộng đồng. Trên cơ sở phân tích những thành tựu và tồn tại trên các phương diện trên, chúngtôi đi đến việc đưa ra các kiến nghị để thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệptrong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, Phát triển bền vững xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại ngày nay, sự phát triển kinh tế - xã hội không thể tách rời với sự phát triển củadoanh nghiệp, vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng đối với mỗi xã hội. Trong sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp là chủ thể tác động vào giới tự nhiên, vào xã hội để tạo ra lợi nhuận cho doanhnghiệp, đồng thời tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, quá trình này luôn mang tính hai mặt.Một mặt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, quy mô doanh nghiệp tăng, cạnh tranh trở lên gay gắtdẫn đến sự đáp ứng lợi ích cho xã hội ngày càng lớn, mặt khác khi các doanh nghiệp chỉ vì lý do lợinhuận, bất chấp quy luật thì tác động của nó đến tự nhiên, xã hội cũng không nhỏ. Trong bài viết nàychúng tôi đi vào phân tích trách nhiệm về phương diện xã hội của doanh nghiệp trong quá trình đảmbảo sự phát triển bền vững của xã hội ở chúng ta hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các khía cạnh của nó trong việc đảm bảophát triển bền vững của xã hội 2.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Khái niệm trách nhiệm xã hội được nhà nghiên cứu H.R. Bowen đưa ra lần đầu tiên năm 1953trong cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nhân, với mục đích là tuyên truyền và kêu gọi ngườiquản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằmbồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Kể từ đó nội dung của tráchnhiệm xã hội tiếp tục được các nhà nghiên cứu bổ sung và mở rộng. Ở Việt nam, vấn đề trách nhiệmxã hội của doanh nghiệp cũng thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu, bởi theo các nhà nghiên cứu mặc dùthu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, nhưng dường như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp TS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 93 Trường Đại học Mỏ - Địa chấtlại không theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế của họ. Những chuyện doanh nghiệp này hay doanhnghiệp khác vi phạm các quy định về môi trường, về quyền lợi của người lao động đã trở thành câuchuyện mang tính thường nhật. Ở Việt Nam, khái niệm trách nhiệm xã hội mặc dù đã được đề cập nhưng còn khá nhiều quan điểmkhác nhau về nội hàm của khái niệm này. Ở đây chúng tôi khái quát một các chung nhất thì trách nhiệmxã hội là khái niệm dùng để chỉ những điều, những việc mà cá nhân và tổ chức phải làm, phải gánh váchoặc phải nhận lấy về mình đối với xã hội. Nó là khái niệm phản ánh về nhận thức và hoạt động của chủthể về những bổn phận đạo đức và pháp lý cần phải thực hiện trong mối quan hệ giữa con người với conngười, con người với tự nhiên vì sự phát triển lành mạnh và bền vững của toàn xã hội. Đối với khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, như trên chúng tôi đã nói nó được H.RBowen đưa ra từ năm 1953, và đến nay được khá nhiều người nghiên cứu và cũng có những cách hiểukhác nhau về khái niệm này. Theo Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững, tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sựphát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ,cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội. Theo Matten và Moon: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm chung bao gồmnhiều khía cạnh như: đạo đức kinh doanh, doanh nhiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bềnvững và trách nhiệm môi trường. Nó là khái niệm động và luôn phụ thuộc vào từng bối cảnh kinh tế,chính trị, xã hội đặc thù1. Theo Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thôngqua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đìnhhọ; cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chungcủa doanh nghiệp2. Ở Việt Nam, theo tác giả Lê Đăng Doanh: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpcó thể định nghĩa ngắn gọn như là sự cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hộitrong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộngđồng, môi trường3. Như vậy, có thể khái quát lại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự tự cam kết của doanhnghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mang lại những lợi ích cho cả doanh nghiệp, đối tácvà các đối tượng chịu tác động của doanh nghiệp theo những chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2.1.2. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: