Hoạt động trại sáng tác là một trong những cách thức khá hiệu quả trong việc phát triển nghệ thuật. Các trại sáng tác đồ họa diễn ra ở nước ta trong thời gian qua đã đem lại những kết quả không thể phủ nhận trong việc phổ biến, cập nhật kỹ thuật Không khí làm việc tại các xưởng tranh in cho các họa sỹ. Tuy nhiên, bởi những giới hạn đối tượng tham gia và cách thức tổ chức, nên các trại sáng tác ấy chủ yếu là hoạt động nội bộ của các hội viên Hội Mỹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRẠI SÁNG TÁC ĐỒ HOẠ HUẾ LẦN THỨ NHẤT - 2011
TRẠI SÁNG TÁC ĐỒ HOẠ
HUẾ LẦN THỨ NHẤT - 2011
Hoạt động trại sáng tác là một trong những cách
thức khá hiệu quả trong việc phát triển nghệ thuật.
Các trại sáng tác đồ họa diễn ra ở nước ta trong
thời gian qua đã đem lại những kết quả không thể
phủ nhận trong việc phổ biến, cập nhật kỹ thuật
tranh in cho các họa sỹ. Tuy nhiên, bởi những giới
Không khí làm việc
hạn đối tượng tham gia và cách thức tổ chức, nên
tại các xưởng
các trại sáng tác ấy chủ yếu là hoạt động nội bộ
của các hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam hay các
Hội Văn học nghệ thuật địa phương. Chính vì vậy mà việc mang lại
quan niệm đúng và phổ biến rộng rãi cho số đông về loại hình nghệ
thuật này vẫn còn những hạn chế nhất định.
Là bước đi tiếp nối cho hoạt động trại sáng tác đồ họa ở Việt Nam, Trại
sáng tác Đồ họa Huế lần Thứ Nhất (The 1st Hue Printmaking
Workshop, viết tắt: 1st HPW) đã được tổ chức bởi Trường Đại học
Nghệ thuật - Đại học Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế. Sự kiện này
được hình thành từ mong ước và nỗ lực của một số cá nhân họa sỹ tâm
huyết với nghệ thuật đồ họa. Sự khác biệt của trại sáng tác này nằm ở
thành phần tham gia (chủ yếu là các họa sỹ trẻ hoạt động tự do của ba
thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh và một số họa sỹ Thái Lan); ở
mục đích và chương trình hoạt động riêng, cụ thể, được cân nhắc trước
một cách khoa học, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện về cơ sở vật
chất và kinh phí (chủ động từ phía thành viên tham gia), có tiêu chí,
biểu trưng và giấy chứng nhận riêng.
Trại sáng tác Đồ họa Huế lần Thứ Nhất có mục đích hướng tới góp
phần mang lại những thông tin và mở rộng một số vấn đề như:
- Thực hành nghệ thuật đồ họa là công việc không chỉ dành cho những
họa sỹ được đào tạo chuyên nghiệp, mà còn dành cho tất cả những ai
yêu thích, do bởi sự đa dạng, dễ kiếm, dễ thích nghi của các kỹ thuật,
chất liệu đã có cũng như mới được mở rộng. Từ đó để mọi người không
còn e dè hoặc xa lạ với nghệ thuật đồ họa như trước đây.
- Ngoài tính chất tinh xảo, tỉ mỉ trong ngôn ngữ biểu hiện, nghệ thuật
tranh in còn có thể mang hơi thở tươi rói của cuộc sống bằng những
hình thức thể hiện nhanh chóng, mạnh mẽ, cập nhật… với những kỹ
thuật đơn giản, nhanh gọn hay với những kỹ thuật thuộc nền công nghệ
cao.
- Nghệ thuật tranh in không chỉ khép kín trong ý niệm về khuôn in, bản
in tĩnh… hay trong giá trị tự thân của nó, mà còn là phương tiện hoặc
trực tiếp tham gia vào cuộc chơi nghệ thuật đương đại một cách tự
nhiên, thông qua các hình thức: đồ họa ba chiều, sắp đặt tranh in (print
installation)…
- Đồ họa cũng như các loại hình nghệ thuật thị giác khác, không còn
khu biệt trong một khái niệm chuyên ngành nữa, mà là một giá trị sẵn
sàng nối kết để tạo nên giá trị tổng hòa cho cuộc chơi nghệ thuật thị
giác.
Để đạt được mục tiêu trên, ban điều hành đã thiết kế và tiến hành triệt
để lịch trình hoạt động bao gồm: trại sáng tác, triển lãm và tọa đàm.
Trại sáng tác diễn ra từ 29-8-2011 đến 03-9-2011 tại các xưởng thực
hành của bộ môn đồ họa, Trường ĐH Nghệ thuật Huế. Các phương
tiện, kỹ thuật do một số họa sỹ tham gia đã nghiên cứu và ứng dụng
thành công trong sáng tác tranh in trên các chất liệu đồ họa truyền
thống đã được giới thiệu và thực hành tại trại sáng tác như: khắc gỗ phá
bản (Nguyễn Nghĩa Phương, Phạm Khắc Quang), in bìa giấy
(paperblock print– Adisak Phupa). Ngoài hai kỹ thuật, chất liệu tranh in
có truyền thống lâu đời kể trên, hai họa sỹ Huế đã giới thiệu các kỹ
thuật, chất liệu ứng biến từ loại hình khác vào nghệ thuật đồ họa như:
Batik (Nguyễn Hữu Trâm Kha), Papermaking (tạm dịch là nghệ thuật
tạo hình giấy – Phan Hải Bằng).
Triển lãm đồ họa “Dấu ấn cuộc sống” (từ 1 đến 17 – 9 – 2011 tại New
Space Arts Foundation, 15 Lê Lợi, tp. Huế) trưng bày 51 tác phẩm mới
được sáng tác và được thực hiện trong thời gian workshop của các
thành viên tham gia trên các chất liệu, kỹ thuật từ đồ họa vẽ tay đến
tranh in hay tranh đồ họa đa kỹ thuật, bằng nhiều phương thức thể hiện
từ truyền thống đến đương đại: tranh trong khung kính, tranh treo kẹp
trực tiếp trên các sợi dây… và sắp đặt tranh in. Một số tác phẩm đã để
lại ấn tượng mạnh cho người xem về cách trưng bày như: “Nhật ký du
học” - khắc gỗ, in kỹ thuật số của Nguyễn Quang Vinh và bộ tranh
khắc gỗ màu “Ngẫu” của Phan Hải Bằng. Tác phẩm có dáng vẻ của
một tấm rèm vải nhẹ nhàng, lãng mạn với phong vị thẩm mỹ ngọt ngào
của Nguyễn Hữu Trâm Kha (“Tôi” - batik, in lưới, rubbing1 trên vải
mỏng) và sắp đặt tranh in trổ giấy của Adisak Phupa có tên “Just
Strong” (Thật mạnh mẽ) đã cho người xem thấy rõ cách thực hành
tranh in đương đại vốn chưa được biết đến nhiều ở nước ta, mặc dù kỹ
thuật thể hiện các chi tiết cũng như toàn bộ hai tác phẩm này đều hết
sức đơn giản. Các bộ tranh khắc gỗ phá bản của Phạm Khắc Quang,
Phan Hữu Sa ...