Danh mục

Trầm cảm nội viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cao tuổi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 771.07 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ tiên lượng xấu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Việc đánh giá trầm cảm trên đối tượng người cao tuổi nhồi máu cơ tim cấp cần được thực hiện sớm ngay trong thời gian nằm viện. Bài viết trình bày xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trầm cảm nội viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cao tuổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 TRẦM CẢM NỘI VIỆN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CAO TUỔI Nguyễn Văn Tân1, Trịnh Thanh Sơn2, Bàng Ái Viên1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ tiên lượng xấu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Việc đánh giá trầm cảm trên đối tượng người cao tuổi nhồi máu cơ tim cấp cần được thực hiện sớm ngay trong thời gian nằm viện. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích từ tháng 12/2019 – 4/2020 trên 110 bệnh nhân NMCT cấp ≥60 tuổi nhập viện bệnh viện Thống Nhất. Dùng thang đo trầm cảm thang trầm cảm lão khoa 15 câu hỏi (GDS – 15). Kết quả: Tỉ lệ trầm cảm nội viện ở bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi là 26,4%. Có mối liên quan giữa trầm cảm và tiền căn suy tim (p=0,042), suy yếu xã hội (p=0,004), rối loạn đi tiểu (p=0,018) và giảm hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày (p=0,022). Kết luận: Tỉ lệ trầm cảm nội viện ở bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi là 26,4%. Cần đánh giá sớm trầm cảm ngay trong thời gian nằm viện trên bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi có các yếu tố như: tiền căn suy tim, rối loạn đi tiểu, suy yếu xã hội và giảm hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày. Từ khóa: trầm cảm, nhồi máu cơ tim, người cao tuổi ABSTRACT DEPRESSION DURING HOPITALIZATION IN ELDERLY PATINENT WITH ACUTE MYOCARDIAL INFACRTION Nguyen Van Tan, Trinh Thanh Son, Bang Ai Vien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 135 - 139 Background: Depression is a risk factor for a poor prognosis in patients with acute myocardial infarction (MI). The assessment of depression in the elderly people with acute myocardial infarction should be carried out as soon as possible during hospitalization. Objectives: To determine the prevalence of depression and their associated factors in elderly patients with MI. Methods: Descriptive and cross – sectional studies in 110 elderly patients with acute myocardial infarction to hospitalization from December 2019 to April 2020 at Thong Nhat Hospital. Depression scale of the 15 – item geriatric depression scale (GDS – 15). Results: The prevalence of depression during hopitalization in elderly patinent with acute IM was 26.4%, women are more likely than men. Depression was related to history of heart failure (p=0.042), social frailty (p=0.004), urinary incontinence (p=0.018), limited basic activities of daily living (p=0.022). Conclusion: The prevalence of depression during hopitalization in elderly patinent with acute MI was 26.4%. It is necessary to assess early depression in elderly patients with MI during hospitalization with history of heart failure, social frailty, urinary incontinence, limited basic activities of daily living. Keywords: depression, myocardial infarction, elderly Bộ môn Lão, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 Bệnh viện Đa Khoa Tây Ninh 2 Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Tân ĐT: 0903739273 Email: nguyenvtan10@ump.edu.vn Chuyên Đề Nội Khoa - Lão Khoa 135 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất châu [, năm 2019 gần 12 Với α=0,05, Z0,975=1,96, d=0,1 và chọn p=0,35 triệu người có độ tuổi ≥60, chiếm khoảng 12,3% theo nghiên cứu của tác giả Lauzon Ctại thời dân số cả nước và dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi điểm 2 – 3 ngày sau nhập viện(6). Cỡ mẫu tối vào năm 2050 là khoảng 27,2 % dân số(1). Trầm thiểu là 84 bệnh nhân. cảm ở người cao tuổi thường dễ bỏ qua và không được điều trị. Ở nhóm bệnh nhân nhồi Chọn mẫu nghiên cứu máu cơ tim, tỉ lệ trầm cảm gộp chung theo các Thuận tiện, liên tục trong thời gian từ tháng nghiên cứu vào khoảng 22,39% đến 35,46% và 12 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020, thỏa tiêu trầm cảm làm tăng biến chứng tim mạch trong chuẩn chọn mẫu thời gian nằm viện cũng như tử vong, tái nhập Thu thập dữ liệu từ bệnh nhân viện sau xuất viện(2,3,4,5). Tại Việt Nam chưa có Thu thập số liệu theo bảng câu hỏi dựng sẵn. nghiên cứu nào đánh giá t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: