Danh mục

Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.60 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xác định tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 320 phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được chọn và được phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Nghiên cứu sử dụng thang đo EPDS để xác định đối tượng có trầm cảm sau sinh (EPDS ≥ 13 điểm), thang đo MOS – SSS để tính điểm hỗ trợ xã hội. Và sử dụng phép kiểm chi bình phương hoặc kiểm định Fisher để xác định mối liên quan giữa TCSS với các yếu tố liên quan và lượng giá mối liên quan này bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 36-41 TRẦM CẢM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ SAU SINH TRONG VÒNG 6 THÁNG TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Hoài Thảo Tâm*, Huỳnh Ngọc Vân Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Theo ước tính toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 13% phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm thần chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển con số này còn cao hơn lên tới 19,8%. Trầm cảm sau sinh (TCSS) gây ra khuyết tật lớn cho phụ nữ và có liên quan đến các rủi ro đáng kể về hành vi, cảm xúc và nhận thức ở trẻ em, cản trở việc tự chăm sóc và nuôi dạy con cái. Vì những tác hại trên, có nhu cầu rất lớn cho việc tiếp tục nghiên cứu về tất cả các khía cạnh của trầm cảm sau sinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 320 phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được chọn và được phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Nghiên cứu sử dụng thang đo EPDS để xác định đối tượng có trầm cảm sau sinh (EPDS ≥ 13 điểm), thang đo MOS – SSS để tính điểm hỗ trợ xã hội. Và sử dụng phép kiểm chi bình phương hoặc kiểm định Fisher để xác định mối liên quan giữa TCSS với các yếu tố liên quan và lượng giá mối liên quan này bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95%. Kết quả: Tỷ lệ TCSS là 18,1%, trong số đó thì có đến 48,3% có ý định tự tử. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 28 ± 5,7. Trong 320 người tham gia, đa số phụ nữ làm công nhân và có ½ phụ nữ sau sinh có học vấn từ cấp 3 trở lên. Nghiên cứu tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TCSS với 6 đặc điểm như: sức khỏe lúc mang thai, hình thức sinh con, có tiền sử trầm cảm trước đó, tình trạng sức khỏe trẻ và tình trạng trẻ quấy khóc về đêm, hỗ trợ xã hội. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có sức khỏe lúc mang thai không tốt, sinh thủ thuật, có tiền sử trầm cảm trước đó, có một đứa trẻ hay bị bệnh và hay quấy khóc về đêm, điểm hỗ trợ xã hội thấp đều làm tăng tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở đối tượng nghiên cứu. Từ khóa: trầm cảm sau sinh, phụ nữ sau sinh ABSTRACT POSTPARTUM DEPRESSION AND ASSOCIATED FACTORS AMONG WOMEN WITHIN 6 MONTHS AFTER BIRTH IN TRANG BOM DISTRICT, DONG NAI PROVINCE Nguyen Hoai Thao Tam, Huynh Ngoc Van Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 268 – 275 Background: According to global estimates of World Health Organization, about 13% of postpartum women suffer from mental disorders mainly depression. In the developing countries, this number is even higher at 19.8%. Postpartum depression causes major disabilities for women and related to significant behavioral, emotional and cognitive risks of children, hindering self-care and parenting. Because of these harms, it is strongly recommended that further studies need to be done in this field. *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hoài Thảo Tâm ĐT: 0373588747 Email: thaotam95@gmail.com 268 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Objective: To determine the rate of postpartum depression and related factors in postpartum women within 6 months in Trang Bom district, Dong Nai province. Method: A cross study was performed on 320 postpartum women within 6 months in Trang Bom district, Dong Nai province. Study subjects were interviewed directly based on a questionnaire drafted. The EPDS scale was used to assess the postnatal depression (EPDS ≥ 13), the MOS - SSS scale was used to assess the social support. Chi-squared test was used to determine factors related to depression and those relationships were estimated by level of prevalence ratio PR and confidence interval 95%. Results: The rate of postpartum depression was 18.1%, of which 48.3% intented to commit suicide. The average age of the research subjects was 28 ± 5.7. Of the 320 participants, most women were workers and a half had learned at high school or higher. The results in the study showed a statistically significant relationship between postpartum depression and six characteristics: pregnancy health, type of childbirth, history of dep ...

Tài liệu được xem nhiều: