Thông tin tài liệu:
Trận Châlons, hay còn gọi là trận đồng bằng Catalaunian hoặc trận Campus Mauriacus, diễn ra vào năm 451 giữa một bên là người Hung cùng các đồng minh do vua Attila chỉ huy đối đầu với một liên minh do Đại Tướng quân La Mã Flavius Aetius thống suất, bao gồm đế quốc Tây La Mã, người Visigoth cùng một số quốc gia khác của người German. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của đế quốc Tây La Mã và cũng là trận thắng làm nên đỉnh cao vinh quang cho danh tướng Flavius Aetius. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trận Châlons Trận Châlons Một phần của cuộc xâm lược của người Hung vào Gaul Quân Hung trong trận chiến tại Chalons vẽ bởi Alphonse de Neuville (1836– 1885).Thời gian 20 tháng 6 năm 451Địa điểm Trong khoảng vùng Champagne-Ardenne, khu vực nằm ở đông bắc nước Pháp ngày nay Hòa về chiến thuật, nhưng làKết quả chiến thắng mang tính chiến lược của liên quân Tây La Mã và các vương quốc German. Quân Hung bị đẩy lui khỏi biên giới Tây La Mã. Tham chiếnĐế quốc Tây La Mã, Đế quốc Hung,Người Visigoth, Người Ostrogoth,Người Frank, Người GepidNgười Burgundy,Người Alan Chỉ huy Flavius Aetius, Attila, Merovech, Valamir, Theodoric †, Ardaric Gondioc, Sangiban Lực lượng Không rõ Không rõ Tổn thất không rõ không rõ .Trận Châlons, hay còn gọi là trận đồng bằng Catalaunian hoặc trận CampusMauriacus, diễn ra vào năm 451 giữa một bên là người Hung cùng các đồng minhdo vua Attila chỉ huy đối đầu với một liên minh do Đại Tướng quân La MãFlavius Aetius thống suất, bao gồm đế quốc Tây La Mã, người Visigoth cùng mộtsố quốc gia khác của người German. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của đế quốcTây La Mã và cũng là trận thắng làm nên đỉnh cao vinh quang cho danh tướngFlavius Aetius. Nhiều nhà sử học xem đây là một trong những trận đánh quantrọng nhất trong lịch sử châu Âu.[1][2][3] Trận đánh này được xem là một thất bại vềmặt chiến lược của người Hung và đã ngăn trở kế hoạch xâm chiếm Tây Âu củaAttila. Nó cũng đã chấm dứt huyền thoại về một Attila bất khả chiến bại, khiếncho vua Attila vô cùng tức giận.[4][5]Tuy trận huyết chiến này được coi là một trong những chiến dịch quân sự cuốicùng của Đế quốc Tây La Mã, các chiến binh Visigoth là đội quân chính yếu củaquân Liên minh. [6]Mục lục 1 Bối cảnh 2 Trận chiến 3 Lực lượng hai bên 4 Địa điểm chiến trường 5 Tầm quan trọng trong lịch sử 5.1 Quan điểm truyền thống: trận Châlons có ý nghĩa lịch sử quan o trọng 5.2 Quan điểm đối lập: trận Châlons không có ý nghĩa lịch sử quan o trọng 6 Kết quả và danh tiếng của trận chiến 7 Chú thích 8 Tài liệu tham khảo [ ] Bối cảnhĐế quốc La Mã (vàng) và Đế quốc Hung (cam) vào năm 450Vào năm 395, trước khi qua đời không lâu, Hoàng đế Theodosius I đã chia Đếquốc La Mã thành 2 bộ phận là Đế quốc Tây La Mã và Đế quốc Đông La Mã, vàgiao cho hai người con trai của mình cai quản. Hai nhà nước Đông và Tây này vềsau trải qua những số phận khác nhau.Trong khi Đế quốc Đông La Mã, dù diện tích nhỏ hơn nhưng lại thừa hưởngnhững vùng đất màu mỡ và đông dân cư (Ai Cập, Tiểu Á, Hy Lạp, v.v...) tiếp tụctrụ vững thêm một thời gian dài, Đế quốc Tây La Mã nhanh chóng bộc lộ sựkhủng hoảng và suy yếu. Những phần đất nó thừa hưởng tuy rộng lớn nhưngkhông có những lợi thế như Đông La Mã. Chính sự rộng lớn của Đế quốc Tây LaMã đã dẫn đến sự khó kiểm soát của chính quyền trung ương. Hơn nữa Đế quốcTây La Mã lại phải hứng chịu hậu quả các đợt di dân của các bộ tộc German vàocác thế kỷ 4 và 5. Đã quá suy yếu do các cuộc nội chiến liên miên, những cuộckhởi nghĩa của nô lệ và các tầng lớp bị trị, do sự phân liệt cát cứ của các thế lựcquý tộc và sự rệu rã của quân đội, đế quốc không còn đủ sức ngăn chặn các lànsóng xâm nhập này nữa. Họ buộc phải cho phép các bộ tộc người German định cưtrên các vùng đất của mình và, từ đó, mất luôn những vùng đất này về tay các bộtộc xâm nhập.Vào năm 450, Đế quốc Tây La Mã đang trải qua những khoảnh khắc cuối cùngcủa nó. Các vùng đất của người Tây La Mã ở Gaul cũng như ở ngoài bán đảo Ýgần như đã mất kiểm soát. Vùng Armorica hầu như chỉ còn được kiểm soát trêndanh nghĩa. Vùng phía bắc Gaul giữa hai con sông Rhine và Marne đã lọt vào tayngười Frank. Người Visigoth đã chiếm giữ Gallia Aquitania và sau đó là bán đảoIberia. Người Burgundy sống gần dãy Alps mặc dù tỏ vẻ phục tùng nhưng sẽ sẵnsàng nổi loạn bất cứ lúc nào. Tây La Mã lúc này chỉ còn kiểm soát phần đất venbiển Địa Trung Hải kéo dài từ Aurelianum (ngày nay là Orléans) cho tới thượnglưu sông Loire và hạ lưu sông Rhine.Lúc bấy giờ thì người Hung ở phía đông đã trở thành một mối hiểm họa thực sựcho cả hai Đế chế Tây và Đông La Mã. Dưới sự chỉ huy của vua Attila, ngườiHung đã nhiều lần vượt sông Danube cướp phá Đông La Mã, buộc các Hoàng đế ởthành Constantinopolis phải cống nạp cho họ rất nhiều của cải. Nhà sử họcJordanes ghi nhận rằng Attila đã bị vua Gaiseric của người Vandal xúi giục đểphát động chiến tranh với người Visigoth. Đồng thời, Gaiseric sẽ cố gắng đ ...