Trân châu, thuốc dưỡng nhanTrân châu được các nhà y học phương Đông sử dụng làm thuốc trị bệnh và làm đẹp cho con người từ rất lâu đời. Đó là những hạt trân châu lấy từ con trai bắt tự nhiên hay nuôi nên thường to nhỏ khác nhau, bé thì bằng hạt cải, to thì bằng hạt đậu tương, có hình tròn hoặc hình tròn dài hay hình que. Bề mặt của trân châu nhẵn bóng, có khi hơi lồi lõm với màu trắng đục hay màu phấn nhạt, màu nõn chuối nhạt. Chất trân châu cứng chắc,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trân châu, thuốc dưỡng nhan Trân châu, thuốc dưỡng nhanTrân châu được các nhà y học phương Đông sử dụng làm thuốc trị bệnh và làm đẹp chocon người từ rất lâu đời. Đó là những hạt trân châu lấy từ con trai bắt tự nhiên hay nuôinên thường to nhỏ khác nhau, bé thì bằng hạt cải, to thì bằng hạt đậu tương, có hình trònhoặc hình tròn dài hay hình que. Bề mặt của trân châu nhẵn bóng, có khi hơi lồi lõm vớimàu trắng đục hay màu phấn nhạt, màu nõn chuối nhạt. Chất trân châu cứng chắc, mặt vỡxuất hiện chút vân, có khi ở giữa hạt thấy một ít dị vật. Nếu dùng lửa hơ đốt thì thấy cótiếng nổ vỡ, nhưng không mùi, không vị. Khi quan sát trân châu dưới đèn cực tím thấyhiện rõ có ánh huỳnh quang màu tím xanh nhạt thì đó là trân châu tự nhiên. Nếu nhưthấy ánh huỳnh quang màu xanh vàng sáng thì đó là trân châu nuôi cấy. Thông thườngkhi đem soi huỳnh quang thì thấy ánh huỳnh quang ở vòng xung quanh tương đối sángrõ.Nhờ những phương pháp kiểm tra như vậy mà người ta có thể phân biệt được trân châuthật hay giả. Khi là trân châu giả lại thấy có ngoài hình là hình cầu, hình tròn dài, hìnhtròn dẹt hoặc đa diện không đều. Với đường kính của hạt trân châu giả là từ0,1-0,2cm. Còn lớp óng ánh của trân châu giả là một hợp chất chì độc hại, mà nhân hạtđược sử dụng từ những vỏ trai hến đập vỡ. Do vậy khi đặt dưới đèn cực tím để quan sátthấy có ánh sáng màu nâu tím, cá biệt cũng có viên màu nõn chuối, nhưng phần chínhgiữa tương đối rõ. Ngoài ra còn thấy trân châu giả được gia công từ trân châu mẹ, có hìnhdáng không đều, chất khá chắc. Khi đập vỡ vụn thành bột mà không có màu ánh và cũngkhông có lớp vân.Trân châu được coi là vị thuốc trị bệnh và làm đẹp, bởi vậy mỗi khi sử dụng để bào chếthuốc chúng ta cần xác định xem đó là trân châu thật thì mới sử dụng bào chế thuốc vìtrường hợp bị nhầm sẽ gây tai họa cho người dùng thuốc nếu như trân châu đó lại có chìchẳng hạn.Là một dược liệu được coi là vị thuốc quý vì trong trân châu có chứa trên 10 loại acidamin và nhiều yếu tố vi lượng rất cần cho cơ thể, đặc biệt là có thể cải thiện được trạngthái dinh dưỡng của da và còn làm tăng cường hoạt lực của adenosine triphosphate, ATPtrong tế bào cơ thể. Từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất vì vậy trân châu được xem làvị thuốc dưỡng nhan, làm đẹp.Tuy vậy trân châu không chỉ là vị thuốc làm đẹp mà còn được sử dụng để bào chế thànhnhững loại thuốc chữa bệnh rất hiệu quả, nổi tiếng dùng làm thuốc an thần, thanh nhiệt,bổ âm, sáng mắt, giải độc, sinh cơ nhục...Trong lâm sàng, trân châu được sử dụng để trị liệu thích hợp cho các chứng như bệnhđánh trống ngực, buồn phiền, động kinh, kinh phong co giật, đục thủy tinh thể, bệnh can,vết loét lâu không liền... Đặc biệt được sử dụng cho những người âm hư dương thịnh. Sauđây xin giới thiệu một vài phương để tham khảo và có thể áp dụng khi cần.Chống lão suy: Dùng trân châu tán nhỏ, mỗi ngày uống 1 lần 0,5g bột . Cần uống mộtthời gian.Chữa đau dạ dày ợ chua: Trân châu 1g (hoặc 30g vỏ trai có trân châu), bồ công anh 20g,ô tặc cốt 6g, cho nước vào sắc lấy nước thuốc chia 2 lần uống. Mỗi ngày 1 thang.Làm cho da tươi mịn, mềm mại, chống lão hóa: Đây là phương “Từ Hy Thái Hậu trúnhang phương” được trích trong Ngự hương phiêu diên lạc là một bí phương chỉ sử dụngtrong triều chính Trung Hoa ngày xưa.Dược liệu: Trân châu, lượng tùy ý.Cách bào chế: Rửa sạch lấy vải bọc lại, đem nấu với đậu phụ khoảng 2 giờ, vớt trân châura nghiền nát thành bột mịn, để khô cất đi dùng dần.Cách dùng: Mỗi ngày uống từ 7-8g bột trân châu với nước trà nóng. Cách 10 ngày mớiuống 1 lần.Trong phương này ta thấy được dùng từ trân châu sản sinh trong vỏ của động vật nhuyễnthể (con trai). Khi bào chế phải chọn lựa loại trân châu hảo hạng với tiêu chuẩn thậtnghiêm ngặt như các hạt trân châu phải tròn, có màu trắng óng ánh, rực sáng. Khi màiphải kiên nhẫn để có bột trân châu cực mịn. Nếu dùng bột trân châu không mịn sẽ làm hạiđến tạng phủ vì sẽ không có lợi cho sự hấp thu ở ruột (theo Hải dược bản thảo). ...