Trần gian thưa thớt
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 126.94 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuối phố, phía tay trái là một ngõ nhỏ. Nhỏ và cụt. Nói cụt thì không đúng hẳn. Dẫu sao, hết ngõ vẫn còn có một khoảng trời xanh con con, soi xuống một ao bèo rộng. Nước ao đen như mực tàu. Lợn cợn trần ai. Ngõ có bốn nhà. Bốn nhà và một phòng trọ. Người ở ngõ kiếm sống bằng nhiều nghề. Khi mặt trời còn mờ đục, người đi ra khỏi ngõ trước hết là ông Đằng. Ông Đằng Hói. Ông ra sớm vì có một sạp báo nhỏ ở đầu phố. Ông nhận báo. Treo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trần gian thưa thớt Bạch Lê Trần gian thưa thớt Quang 1. Cuối phố, phía tay trái là một ngõ nhỏ. Nhỏ và cụt. Nói cụt thì không đúng hẳn. Dẫu sao, hết ngõ vẫn còn có một khoảng trời xanh con con, soi xuống một ao bèo rộng. Nước ao đen như mực tàu. Lợn cợn trần ai.Ngõ có bốn nhà. Bốn nhà và một phòng trọ. Người ở ngõ kiếm sống bằngnhiều nghề.Khi mặt trời còn mờ đục, người đi ra khỏi ngõ trước hết là ông Đằng. ÔngĐằng Hói. Ông ra sớm vì có một sạp báo nhỏ ở đầu phố. Ông nhận báo. Treonhư người ta hay phơi quần áo. Ông đọc vội những tờ báo chạy nhất rồi viếtnhững tiêu đề ông cho là nóng lên tấm bảng đặt cạnh.Một ngày bắt đầu. Ông Đằng … lí sự: Tỉnh lẻ đầy mưa và lụt. Báo có khi làgạo. Gạo bữa.Tuy nhiên, những lúc nóng người vì cút rượu làng Chuồn của mệ Thẻo trongngõ, trật tự có xáo trộn một chút. Muộn hơn. Và ông Đằng Hói khác hẳn.Không nhẩn nha thường nhật. Bây giờ, lửa rượu, lửa văn hực hực. Ông Đằngmúa chân, múa tay như Lữ Bố hí Điêu Thuyền. Ông bảo, trước kia mình lànhà văn. Ông cười khục khục, lần tay vào cái xà cạp màu mận, lôi ra mấycuốn sách ố vàng. Ông quay quắt, dắt dứ. Buồn. Rằng, đời bạc. Rằng, tỉnh lẻkhông dung nổi người. Rằng, chim quyên xuống đất ăn trùn…Và có khi khóc. Khóc hu hu, hu hu. Ông nhìn vệt nắng quái đậu bên bậc cửara vào. Nắng hoi hóp như người bệnh gợi một ban mai lực điền.Vậy mà, dẫu nói, dẫu khóc… cuối cuộc rượu, ông Đằng không bao giờ quênxếp mấy cuốn sách cũ vào cái xà cạp màu mận. Ông xếp cũng nhẩn nha, cẩnthận như xếp báo. Như người xếp giấy tiền, áo binh đốt cho người chết. Ôngvừa xếp vừa rên ư ử trong cổ họng. Ừ, hình như còn một câu Kiều.Ông rên: “Của tin (ư ử) còn một chút này (ư a) làm ghi…” °°°Ông Sở là người thứ hai. Người thứ hai đi ra ngõ, ra khỏi cái trần gian chậtchội. Tỉnh lẻ thường có những trật tự bất thành văn mà người ta gọi là nềnnếp. Ngõ cụt cũng vậy.Ông Sở khẳng khiu như cành hóp phơi nắng hè (xứ nầy kinh lắm. Tre hóp dẻodai là vậy mà gặp nắng ở đây cũng khô quắt, loi thoi). Tóc ông Sở búi thànhlọn củ hành. Ông sống bằng nghề hớt tóc. Ông Sở hớt tóc cho một đứa trẻ.Thằng cu cứ nhìn chăm chăm vào ông. Nó thẽ thọt: Không ai cắt tóc cho ôngà? Ông giật mình cười hớ hớ: Ừ. Không ai cắt cho ông cả. Ai lại đi cắt tócmình.Chỗ ông làm cách xa ngõ hai con phố ngắn, cạnh một ngôi chợ liêu xiêu. Chợnầy, ông Sở bảo với ông Đằng là chợ… chống chân. Ông Đằng hỏi, ông Sởbảo: “Chợ quý bà, quý cô. Họ đến chợ, chống chân trên xe, mua không cầntrả.”Ông Đằng nghe và cười. Trên đời, không ai hóng chuyện và tưng tửng nhưmấy thằng cha làm nghề hớt tóc. Khách chờ, khách đang cắt tóc nghe đủchuyện. Chuyện phố phường, chuyện Mỹ, chuyện khủng bố, gái điếm bị bắt,ông này thay ông kia, dịch lở mồm long móng, ngoại tình, xe tông nhau, nhảysông…Có điều, trong cả rừng chuyện của ông Sở, khách còn biết trước đây và lai raimấy sợi bây giờ, khi hứng, ông Sở còn vẽ tranh. Lúc hết chuyện dương giansang chuyện quán, khách mở mắt. Thực tình, trong cái quán hẹp và tối củaông Sở có treo hai bức sơn dầu. Bức thứ nhất có hình cô gái trần truồng tắmtrăng. Tông màu đậm vàng của da thịt người. Xô vỡ những bọt nước màuxanh bạc. Khách nhìn, xuýt xoa. Ông bảo: “Đó là bức cứu rỗi”. Khách hỏi.Ông cười móm mém.Bức thứ hai vẽ tĩnh vật. Một bộ ấm chén xô bồ, nghiêng ngả. Cuốn sách gáyđen nằm im lìm bên cạnh cái đồng hồ quá quýt đỏ màu máu. Khách lại hỏi.Lần nầy, ông Sở không cười móm mém nữa.Ông nhìn xa chỗ dãy núi khuất mờ bọc lấy tỉnh lẻ. Bọc chứ không che (che chimà bão lụt hoài mãi). Ông bảo: “Cô đơn”.Nhiều khi mãi chuyện với khách, ông Sở không để ý ngoài quán, một bà mẹtrẻ. Điệu bộ khách quen. Người ấy cứ mở to mắt nhìn ông Sở, len lén cầm tayđứa bé trai bước xa dần. Có thể người mẹ sợ do mãi chuyện, đường kéo ôngSở sẽ lệch. Sợ là phải.Ba đời, những tay có tí máu nầy, gặp lúc thích chí còn quên cả chính mìnhhuống hồ người khác. °°°Người thứ ba từ ngõ cụt, bất kể giờ giấc là thầy Tín. Thầy Tín… lai vô ảnh,khứ vô hình. Có ngày không biết thầy ra ngõ lúc nào nhưng lại về thật sớm.Có khi lọ mọ mặt người.Cũng phải. Cách thầy Tín kiếm cơm khác hẳn ông Đằng, ông Sở. Thầy sốngbằng nghề cúng bái. Thầy bảo: Nghề no dồn, đói góp. Gặp mùa, thầy đi suốt.Không gặp, thầy com rom ngồi bên cút rượu nhà mệ Thẻo, đợi ông Đằng, ôngSở.Thầy là sư hoàn tục. Về nhà, gặp buổi ấy, ai cũng nghèo. Mấy năm làm điệu,chợ đời xô dạt. Trở lại chợ, thua người ta nhiều lắm. Nghĩ quẩn, thầy định đikinh tế mới, rưng rưng tìm của rừng. Rừng không cho những kẻ ngồi khóc,nên đành thôi.Thôi nhưng cũng phải sống. Ông Sở thương tình, cho vay ít tiền, bày kế:“Nuôi heo mà sống”. Lại bảo: “Mô hình Vê-A-Xê. Ở đây chật quá. Vê, Xêkhông có nhưng có A”.Nhà chật, X ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trần gian thưa thớt Bạch Lê Trần gian thưa thớt Quang 1. Cuối phố, phía tay trái là một ngõ nhỏ. Nhỏ và cụt. Nói cụt thì không đúng hẳn. Dẫu sao, hết ngõ vẫn còn có một khoảng trời xanh con con, soi xuống một ao bèo rộng. Nước ao đen như mực tàu. Lợn cợn trần ai.Ngõ có bốn nhà. Bốn nhà và một phòng trọ. Người ở ngõ kiếm sống bằngnhiều nghề.Khi mặt trời còn mờ đục, người đi ra khỏi ngõ trước hết là ông Đằng. ÔngĐằng Hói. Ông ra sớm vì có một sạp báo nhỏ ở đầu phố. Ông nhận báo. Treonhư người ta hay phơi quần áo. Ông đọc vội những tờ báo chạy nhất rồi viếtnhững tiêu đề ông cho là nóng lên tấm bảng đặt cạnh.Một ngày bắt đầu. Ông Đằng … lí sự: Tỉnh lẻ đầy mưa và lụt. Báo có khi làgạo. Gạo bữa.Tuy nhiên, những lúc nóng người vì cút rượu làng Chuồn của mệ Thẻo trongngõ, trật tự có xáo trộn một chút. Muộn hơn. Và ông Đằng Hói khác hẳn.Không nhẩn nha thường nhật. Bây giờ, lửa rượu, lửa văn hực hực. Ông Đằngmúa chân, múa tay như Lữ Bố hí Điêu Thuyền. Ông bảo, trước kia mình lànhà văn. Ông cười khục khục, lần tay vào cái xà cạp màu mận, lôi ra mấycuốn sách ố vàng. Ông quay quắt, dắt dứ. Buồn. Rằng, đời bạc. Rằng, tỉnh lẻkhông dung nổi người. Rằng, chim quyên xuống đất ăn trùn…Và có khi khóc. Khóc hu hu, hu hu. Ông nhìn vệt nắng quái đậu bên bậc cửara vào. Nắng hoi hóp như người bệnh gợi một ban mai lực điền.Vậy mà, dẫu nói, dẫu khóc… cuối cuộc rượu, ông Đằng không bao giờ quênxếp mấy cuốn sách cũ vào cái xà cạp màu mận. Ông xếp cũng nhẩn nha, cẩnthận như xếp báo. Như người xếp giấy tiền, áo binh đốt cho người chết. Ôngvừa xếp vừa rên ư ử trong cổ họng. Ừ, hình như còn một câu Kiều.Ông rên: “Của tin (ư ử) còn một chút này (ư a) làm ghi…” °°°Ông Sở là người thứ hai. Người thứ hai đi ra ngõ, ra khỏi cái trần gian chậtchội. Tỉnh lẻ thường có những trật tự bất thành văn mà người ta gọi là nềnnếp. Ngõ cụt cũng vậy.Ông Sở khẳng khiu như cành hóp phơi nắng hè (xứ nầy kinh lắm. Tre hóp dẻodai là vậy mà gặp nắng ở đây cũng khô quắt, loi thoi). Tóc ông Sở búi thànhlọn củ hành. Ông sống bằng nghề hớt tóc. Ông Sở hớt tóc cho một đứa trẻ.Thằng cu cứ nhìn chăm chăm vào ông. Nó thẽ thọt: Không ai cắt tóc cho ôngà? Ông giật mình cười hớ hớ: Ừ. Không ai cắt cho ông cả. Ai lại đi cắt tócmình.Chỗ ông làm cách xa ngõ hai con phố ngắn, cạnh một ngôi chợ liêu xiêu. Chợnầy, ông Sở bảo với ông Đằng là chợ… chống chân. Ông Đằng hỏi, ông Sởbảo: “Chợ quý bà, quý cô. Họ đến chợ, chống chân trên xe, mua không cầntrả.”Ông Đằng nghe và cười. Trên đời, không ai hóng chuyện và tưng tửng nhưmấy thằng cha làm nghề hớt tóc. Khách chờ, khách đang cắt tóc nghe đủchuyện. Chuyện phố phường, chuyện Mỹ, chuyện khủng bố, gái điếm bị bắt,ông này thay ông kia, dịch lở mồm long móng, ngoại tình, xe tông nhau, nhảysông…Có điều, trong cả rừng chuyện của ông Sở, khách còn biết trước đây và lai raimấy sợi bây giờ, khi hứng, ông Sở còn vẽ tranh. Lúc hết chuyện dương giansang chuyện quán, khách mở mắt. Thực tình, trong cái quán hẹp và tối củaông Sở có treo hai bức sơn dầu. Bức thứ nhất có hình cô gái trần truồng tắmtrăng. Tông màu đậm vàng của da thịt người. Xô vỡ những bọt nước màuxanh bạc. Khách nhìn, xuýt xoa. Ông bảo: “Đó là bức cứu rỗi”. Khách hỏi.Ông cười móm mém.Bức thứ hai vẽ tĩnh vật. Một bộ ấm chén xô bồ, nghiêng ngả. Cuốn sách gáyđen nằm im lìm bên cạnh cái đồng hồ quá quýt đỏ màu máu. Khách lại hỏi.Lần nầy, ông Sở không cười móm mém nữa.Ông nhìn xa chỗ dãy núi khuất mờ bọc lấy tỉnh lẻ. Bọc chứ không che (che chimà bão lụt hoài mãi). Ông bảo: “Cô đơn”.Nhiều khi mãi chuyện với khách, ông Sở không để ý ngoài quán, một bà mẹtrẻ. Điệu bộ khách quen. Người ấy cứ mở to mắt nhìn ông Sở, len lén cầm tayđứa bé trai bước xa dần. Có thể người mẹ sợ do mãi chuyện, đường kéo ôngSở sẽ lệch. Sợ là phải.Ba đời, những tay có tí máu nầy, gặp lúc thích chí còn quên cả chính mìnhhuống hồ người khác. °°°Người thứ ba từ ngõ cụt, bất kể giờ giấc là thầy Tín. Thầy Tín… lai vô ảnh,khứ vô hình. Có ngày không biết thầy ra ngõ lúc nào nhưng lại về thật sớm.Có khi lọ mọ mặt người.Cũng phải. Cách thầy Tín kiếm cơm khác hẳn ông Đằng, ông Sở. Thầy sốngbằng nghề cúng bái. Thầy bảo: Nghề no dồn, đói góp. Gặp mùa, thầy đi suốt.Không gặp, thầy com rom ngồi bên cút rượu nhà mệ Thẻo, đợi ông Đằng, ôngSở.Thầy là sư hoàn tục. Về nhà, gặp buổi ấy, ai cũng nghèo. Mấy năm làm điệu,chợ đời xô dạt. Trở lại chợ, thua người ta nhiều lắm. Nghĩ quẩn, thầy định đikinh tế mới, rưng rưng tìm của rừng. Rừng không cho những kẻ ngồi khóc,nên đành thôi.Thôi nhưng cũng phải sống. Ông Sở thương tình, cho vay ít tiền, bày kế:“Nuôi heo mà sống”. Lại bảo: “Mô hình Vê-A-Xê. Ở đây chật quá. Vê, Xêkhông có nhưng có A”.Nhà chật, X ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trần gian thưa thớt Bạch Lê Quang truyện ngắn lãng mạn tiểu thuyết Việt Nam tác phẩm lãng mạn truyện ngắn tình yêu truyện về cuộc sốngTài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 432 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 203 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 71 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 57 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 47 0 0 -
108 trang 39 0 0
-
112 trang 37 0 0
-
6 trang 37 0 0
-
Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa - một khuynh hướng tiểu thuyết gần đây
7 trang 35 0 0