Danh mục

Trần Lương Mới chạy mà bình xăng đã cạn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.51 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(Tham luận tại Hội thảo "20 năm mỹ thuật thời kỳ đổi mới 1986-2006" ngày 10.5.2007) Mỗi lần vỡ ra một cái gì đó mới mẻ, lòng tôi - hay chắc rằng không ít ai đó - cũng háo hức tin và chờ đợi một thành tựu mới. Thế rồi chạy đến giữa nẻo đường, một cảm giác mang máng về “bình xăng” hình như sắp cạn… 20 năm là đơn vị thời gian không lớn mà cũng không nhỏ, vấn đề ở chỗ: 20 năm đặc biệt đầy biến cố mà ở đó, nếu nghệ thuật không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trần Lương Mới chạy mà bình xăng đã cạn Trần LươngMới chạy mà bình xăng đã cạn(Tham luận tại Hội thảo 20 năm mỹ thuật thời kỳ đổi mới 1986-2006 ngày 10.5.2007)Mỗi lần vỡ ra một cái gì đó mới mẻ, lòng tôi - hay chắc rằng không ít ai đó - cũng háo hức tinvà chờ đợi một thành tựu mới. Thế rồi chạy đến giữa nẻo đường, một cảm giác mang máng về“bình xăng” hình như sắp cạn…20 năm là đơn vị thời gian không lớn mà cũng không nhỏ, vấn đề ở chỗ: 20 năm đặc biệt đầybiến cố mà ở đó, nếu nghệ thuật không phản ứng gì, không thay đổi mới là lạ!Trong lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại thế giới, 20 năm là đơn vị thời gian để nhữnglần nghệ thuật “mới ” đủ chín muồi và bắt đầu ảnh hưởng (hoá thân) đến thẩm mĩ đại chúng,hay nói cách khác là tan ra thành văn hoá POP. 20 năm phát triển nghệ thuật của ngày naytương đương với đơn vị 200 năm phát triển trong quá khứ - điều tương tự xảy ra với khoa học,công nghệ.Vậy “20 năm ấy” cũng đủ và đáng để nhìn lại rồi.Việc nghệ thuật vận chuyển theo những thay đổi của thời cuộc là một điều tất yếu. Ðể tổngkết thành tựu, tôi chắc rằng có nhiều tham luận sẽ phân tích cặn kẽ và “hoành tráng” rồi. Tôimuốn chia sẻ cảm giác của mình về một cái “ngoái lại”, rất riêng tư, vì cũng là một sợi nướccủa cả dòng chảy, vậy cũng có thể coi bài viết này như một sự tự phê phán. *Nếu sự thay đổi của ngôn ngữ và nội dung trong hoàn cảnh mới là tất yếu, thì dường như mỹthuật đổi mới chỉ là sự tiếp nối khá “hành chính” từ thế hệ hoạ sĩ Ðông Dương. Với tôi, đó là sựtiếp nối mờ nhạt. Tại sao?Thứ nhất, về đề tàiViệc chuyển từ đề tài Công, Nông, Binh, Trí sang Chim, Hoa, Cá, Gái đơn giản chỉ là sự trở vềquá khứ mà thôi vì bao đời nay nghệ thuật Ðông Á đã lấy Chim, Hoa, Cá, Gái làm đối tượngcho mỹ thuật rồi. Trong khi thực tế đời sống của cả giai đoạn trước đây và sự chuyển biếnmạnh mẽ đương thời là nguồn chất liệu dồi dào cho sáng tạo. Thế mà tác phẩm Đổi mới lạichẳng thấy bóng dáng hiện thực ở đâu!Có thấp thoáng trong tranh nông thôn của ông Hiếu (Hà Trí), hay khăn khẳn của ông Hà (LêQuảng), hay mơn man gái đẹp của ông Thái (Lê Hồng), hay phô bày giới tính của ông Tân(Trương)… Còn đâu đâu đều ngửa mặt nhìn về miền không tưởng: về những đạo đức của sĩphu, thanh sạch thuần khiết của tiên Phật, những thất tinh, bát quái càng bí hiểm càng ănảnh, những nông thôn, thiên nhiên, con người tươi đẹp (và cũng lạc hậu) như từ thời chưa cóxe máy Honda.Việc mỹ thuật đổi mới xa vời với đời sống thực tế - hay né tránh thực tế – còn thể hiện ở sựgóp mặt của Việt Nam với khu vực, ngược với sự tự tin ban đầu, giải ASEAN Phillip Morris đãtrở thành cột mỡ với không tới và trở thành nơi kiếm tiền thưởng thay bằng nơi nhận niềm tựhào.Ở chỗ trà dư tửu hậu thì cộng đồng mỹ thuật của ta luôn rôm rả cái gì cũng biết hết, biết hết!Nào là: hoặc trào phúng chỉ trích, bức xúc bàn cãi hăng lắm, hoặc gia ơn đã từng cứu, từnggiúp và thông cảm lắm! Chỉ tội khi đáo sự, hay tác phẩm ra trước công luận lại méo mồm, bópmũi giả giọng “nhà đài”! Hiện thực duy nhất của giai đoạn nghệ thuật này là sự né tránh hiệnthực!Liệu đã đến lúc để thú nhận chưa? Rằng mỗi nghệ sĩ luôn thường trực một cái la bàn tự kiểmduyệt to tướng trong đầu? Suy từ mình ra tôi nói thật, đó là thời kì khôn chả ra khôn, mê chảra mê!Thứ hai, về ngôn ngữSự tiếp nối thế hệ Ðông Dương trong ngôn ngữ hội hoạ là logic và tất yếu nếu trong điều kiệnngữ cảnh cuộc sống không thay đổi nhiều về nhịp, về quan hệ, về không gian và về chất. Theolẽ thường thì nghệ thuật phản chiếu một cách trung thực không gian tâm lí của xã hội. Nhưngđôi khi nghệ thuật còn đòi hỏi và ngửi thấy thời tiết của tương lai và dự báo bằng những tínhiệu ngôn ngữ của mình.Giai đoạn Ðổi mới, từ sau năm 90, xã hội Việt Nam đã bắt đầu thay đổi về nhịp, về quan hệ,về không gian và về chất. Ðiều này đòi hỏi nghệ thuật nếu không dự báo trước được thì cũngphải bắt đầu tìm ngôn ngữ mới nhằm thoả mãn với lịch sử, với tương lai về những thay đổitrên.Một sự gợi ý khá thú vị và mang tính tiên phong trong tranh của ông Quân (Nguyễn): dùngnhiều phương tiện diễn tả hơn trên cùng một mặt phẳng, như những mảng da thịt phụ nữđược tả nuột, bên cạnh những mớ chấm, phẩy, cào mang hơi thở của thư pháp hành vi. Ngườivà vật đã bồng bềnh không trọng lượng hơn, người không phải là chính, hoa lá không phải làphụ… Ðây là minh hoạ rõ cho thấy sự đòi hỏi một ngôn ngữ khác, đa thông tin hơn, nhiều tầngđối thoại hơn.Rất tiếc, sự gợi ý này có ảnh hưởng chút nào đó đến giới trẻ thì chỉ ở cấu trúc đề tài, mà ít ảnhhưởng đến cấu trúc ngôn ngữ. Ðại đa số nghệ sĩ Ðổi mới vẫn trói mình cần mẫn trong nét tút(touche de peinture) nhận được từ ngôn ngữ sơn dầu châu Âu! Ðam mê tút tát, day, tạo ma-che (matìere) bằng sơn dầu, đam mê này vô tình như một thứ ma tuý, tự mình thu hẹp cácphương tiện biểu đạt rất phong phú khác, thu hẹp các khả năng thể hiện cảm xúc và thái độvới cuộc sống đang chuyển biến hôi hổi quanh mình.Có thể liệt ra đây 7 điểm là rào cản cơ sở đã làm cho mỹ thuật - gọi là Đổi mới - mà khôngthay đổi cơ bản được ngôn ngữ. Sự cản trở này chính là: Các khái niệm cơ cấu nghệ thuậtkhông chuyển biến gì trong đầu của nghệ sĩ, giới quản lí và chuyên môn: 1. Khái niệm cố hữu về sự công phu: Tác phẩm mỹ thuật phải là kỳ-công-phu, vì thế mà nghệ thuật khái niệm (conceptual art) chưa được chấp nhận, còn bị coi như trò đùa hay phản nghệ thuật. Tính công phu đã không còn là điều kiện bắt buộc từ khoảng những năm 1950 của thế kỷ trước, khi tiền thân của nghệ thuật khái niệm: hoạ sĩ Barnett Newman (1905-1970) đã chỉ bôi một sắc độ mầu trên cả tấm toan (đương thời người ta xếp tác phẩm của ông vào trường phái tối giản - minimalism) Thực ra, tác phẩm khái niệm này đã là một bước thay đổi về chất của tiến trình phát triển mỹ thuật khi mà: sự gợi ý thị giác từ tác phẩm làm người xem đã nghĩ nhiều hơn là tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: