Điếc là trạng thái mất khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài đưa vào. YHCT gọi là Nhĩ Tủng, Tủng Nhĩ, Nhĩ Lung. Phân loại Theo chuyên khoa, Điếc gồm 3 loại: + Điếc Dẫn Truyền: Hệ thống dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào (vành tai, ống tai, màng nhĩ và các xương con bị tổn thương, không làm được chức năng dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào trong tai. + Điếc Tiếp Nhận: Tuy bộ phận dẫn truyền âm thanh vẫn dẫn được vào bộ phận tiếp nhận (TK mê đạo ở tai trong,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRẠNG THÁI ĐIẾC ĐIẾCĐại cươngĐiếc là trạng thái mất khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài đưa vào.YHCT gọi là Nhĩ Tủng, Tủng Nhĩ, Nhĩ Lung.Phân loạiTheo chuyên khoa, Điếc gồm 3 loại:+ Điếc Dẫn Truyền: Hệ thống dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào (vành tai,ống tai, màng nhĩ và các xương con bị tổn thương, không làm được chức năngdẫn truyền âm thanh từ ngoài vào trong tai.+ Điếc Tiếp Nhận: Tuy bộ phận dẫn truyền âm thanh vẫn dẫn được vào bộphận tiếp nhận (TK mê đạo ở tai trong, hệ thống tiếp nhận ở TK Trung ương),nhưng bộ phận này vị trở ngại, không tiếp nhận được.+ Điếc hỗn hợp: Cả hai hệ thống dẫn truyền và tiếp nhận đều bị tổn thươngnhưng:. Nếu hệ thống dẫn truyền bị tổn thương nhiều thì gọi là Điếc Hỗn Hợp DẫnTruyền.. Nếu hệ thống tiếp nhận bị tổn thương nhiều thì gọi là Điếc Hỗn Hợp TiếpNhận.Nguyên nhân+ Điếc Dẫn Truyền:Thường do bệnh ở tai ngoài và tai giữa: Nút dái tai (dái tai nhiều, cứng, bít hếtống tai), màng nhĩ bị viêm, thủng, Tai giữa viêm, Vòi Eustachi tắc, khớp xươngnhỏ bị trật.+ Điếc Tiếp Nhận:Thường do bệnh ở tai trong hoặc thần kinh.. Nhiễm độc thuốc (Salixylat, Quinin, Stretomycine quá liều).. Ngộ độc rượu, thuốc lá, nước chè đặc…. Nhiễm virus, vi khuẩn…. Rối loạn thần kinh ở não, não viêm, thấp khớp, điếc nghề nghiệp (làm việc nơiquá ồn…).. Các yếu tố nội sinh: Urê máu cao, Cholesterol tăng…. Do rối loạn tuần hoàn nội tiết.c- Điếc hỗn hợp:Gặp trong điếc nơi người già, tai bị xơ, xốp, màng nhĩ xơ…Chẩn đoánChẩn đoán điếc không khó nhưng muốn xác định điếc loại gì và điếc ở mứcđộ nào thì cần phải thử.Có hai cách thử:+ Thử bằng lời nói: Tai bình thường nghe rõ tiếng nói thì thầm ở xa 5 mét.+ Thử bằng âm thanh: Dùng bộ âm thoa với các tần số khác nhau, gõ cho runglên, phát thành âm, rồi đo thời gian nghe được của người bệnh theo cả đườngkhông khí và đường dẫn truyền.+ Thử bằng máy đo thính lực: Đây là phương pháp đo hiện đại và tương đốichính xác nhất để biết người bệnh điếc loại gì, nghe kém ở tần số nào, nặng đếnđâu, chữa được cách nào…Triệu chứng lâm sàngTheo YHCT, trên lâm sàng thường hay gặp hai loại điếc sau:I- Điếc do Đờm Hoả Thượng XungChứng:Bỗng nhiên điếc nặng, tâm phiền, hay tức giận, lưỡi đỏ, khô, mặt đỏ, miệngđắng, mạch Huyền. Thường gặp trong các hội chứng điếc do các bệnh ở taigiữa (ráy tai bít ống tai, tắc vòi Eutaschi, viêm tai giữa…).Nguyên nhân:chủ yếu do Hoả của Đởm bốc lên các không khiếu.Điều trị:Thanh Đởm hoả, thông khiếu.Dùng bài:Long Đởm Thang (24), Nhĩ Tủng Tán (34), Thông Thánh Tán (57), Thông KhíTán I (53), Thông Khí Tán II (54).CHÂM CỨU+ Ế phong, Phong trì, Trung chử, Phong long, Hành gian. Kích thích vừa phải.Cách một ngày châm một làn. 10- 15 ngày là một liệu trình (Châm Cứu HọcThượng Hải). (Vì hai kinh Thiếu dương (Đởm, Tam tiêu) vận hành vòng quanhtai, do đó, dùng các huyệt của kinh Đởm và Tam tiêu để sơ thông khí Thiếudương. Lại tả huyệt Thái xung và Khâu khư là Nguyên huyệt của Can và Đởmđể tả bớ hoả thịnh của Can và Đởm).+ Ế phong, Thính hội, Hiệp khê, Trung chử, Thái xung, Khâu khư (Châm CứuHọc Giảng Nghĩa).+ Nhĩ môn, Ế phong, Phong trì, Thính hội, Thính cung, Hiệp khê (Thần ỨngKinh).+ Thanh Can, tả hoả, cổn đờm, thông khiếu. Châm Ế phong, Thính hội, Trungchử, Hiệp khê.. Nếu do hoả ở Can Đởm, thêm Thái xung, Khâu khư.. Nếu do đờm nhiệt uất kết, thêm Phong long, Lao cung.(Vì 2 đường kinh thủ và túc Thiếu dương vận hành phía trước và sau tai, vìvậy dùng Trung chử, Ế phong (thủ Thiếu dương), Thính hội, Hiệp khê (túcThiếu dương) để sơ đạo khí thiếu dương. Đây là phép phối hợp huyệt gần vàxa, thông trên đạt dưới. Can Đởm hoả thịnh, phối thêm Nguyên huyệt củaCan kinh là Thái xung và Nguyên huyệt của Đởm kinh là Khâu khư để thanhtiết hoả của Can và Đởm). (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học)NHĨ CHÂM. Tai, Tai trong, Thần môn, Thận, Nội tiết, Chẩm. Mỗi ngày châm một lần,kích thích vừa phải, 10 - 15 ngày là một liệu trình (Châm Cứu Học ThượngHải).. Thận, Tai trong, Tai ngoài, Sau đầu (Châm Cứu Học HongKong).II- Điếc Thể Âm HưChứng:Điếc nặng dần, mệt mỏi, lưng đau, lưng mỏi, sắc mặt xám đen.Nguyên nhân:Do Thận âm hư không đủ thấm nhuần các khiếu. Tương đương với thể Điếcnơi người già do hư yếu.Điều trị:Tư âm, bổ Thận, thông khiếu, dục âm, tiềm dương.- Thận heo 1 cặp, bỏ màng, thái nhỏ, Gạo nếp 20g, Hành sống 2 nhánh, Giớibạch 7 cái, Nhân sâm 2g, Phòng phong 0,4g. Nấu thành cháo ăn, 2 - 3 ngày ănmột lần (Thần Phương Hoa Đà).- Gà trống đen 1 con (khoảng ½ Kg), rửa sạch, đổ chừng 3 lít rượu, nấu chín.Mỗi tuần ăn hai lần. Ăn nhiều lần sẽ có hiệu quả (Thần Phương Hoa Đaø).- Toàn yết 49 con (bỏ đuôi, chân, luộc giấm, sao với muối cho bớt độc). Gừngsống lượng bằng với Toàn yết. Sao khô, tán bột hòa với rượu uống hết một lầncho say. Sáng hôm sau nghe trong tai có tiếng như đàn sáo là khỏi (293 BàiThuốc Gia Truyền) ...