Danh mục

TRANG TRẠI GIA ĐÌNH NUÔI TÔM SÚ CÓ LỜI NHIỀU

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TRANG TRẠI GIA ĐÌNH NUÔI TÔM SÚ CÓ LỜI NHIỀU Gia đình anh Nguyễn Văn Roóc ở ấp Mỹ Quý, xã Hiệp Mỹ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là nông dân chuyên về trồng lúa, do chỉ biết độc canh, độc vụ về cây lúa nên thu nhập hàng năm không cao. Với lòng nhiệt huyết của một nông dân chân lấm tay bùn rất say mê với nghề nông anh luôn thay đổi tìm tòi, nghiên cứu những giống cây trồng, vật nuôi mới cho phù hợp với điều kiện đất đai của mình. Với diện tích trên3 ha...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRANG TRẠI GIA ĐÌNH NUÔI TÔM SÚ CÓ LỜI NHIỀU TRANG TRẠI GIA ĐÌNH NUÔI TÔM SÚ CÓ LỜI NHIỀU Gia đình anh Nguyễn Văn Roóc ở ấp Mỹ Quý, xã Hiệp Mỹ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là nông dân chuyên về trồng lúa, do chỉ biết độc canh, độc vụ về cây lúa nên thu nhập hàng năm không cao. Với lòng nhiệt huyết của một nông dân chân lấm tay bùn rất say mê với nghề nông anh luôn thay đổi tìm tòi, nghiên cứu những giống cây trồng, vật nuôi mới cho phù hợp với điều kiện đất đai của mình. Với diện tích trên3 ha anh đã chuyển sang nuôi tôm sú và bắt đầu nuôi thử nghiệm theo hình thức bán thâm canh. Trang trại của anh có diện tích mặt nước 24.500m2; trong đó có 8 ao nuôi, mỗi ao có diện tích 2.500m2, ao lắng 3.000m2, ao thải 1.500m2. Vụ 1 năm 2003 anh thu được 2.340 kg, lãi 186.000.000đ. Ngày 31.10 trong buổi sơ kết tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư kinh tế trang trại anh vinh dự được UBND huyện tặng bằng khen về trang trại làm ăn có hiệu quả. Anh cho biết về kinh nghiệm nuôi như sau:  Chuẩn bị ao nuôi: Trang trại của anh được xây dựng gần sông, ao nuôi được thiết kế đúng theo yêu cầu của hình thức nuôi thâm canh dạng ao nổi. Do ao mới đào nên cho nước ra vào thường xuyên để rửa phèn khoảng 10 ngày sau đó tháo cạn nước dùng vôi CaC0 3 bón cho ao ngay (lúc ao còn ẩm) với lượng 1.000 kg/ha phơi khô đáy ao 4-5 ngày rồi cấp nước vào ao nuôi từ ao lắng qua máy bơm (sử dụng túi lọc 2 lớp vải katê ở đầu ống bơm) để 3 ngày cho trứng, ấu trùng tôm cá tạp nở rồi dùng dây thuốc cá 6 kg/1.000 m2 xử lý. Sau 7 ngày dùng chế phẩm robi để gây màu nước, khi nước có màu xanh đọt chuối và môi trường ổn định thì tiến hành thả giống.  Chọn và thả giống: - Chọn giống: Đến các trại sản xuất có chất lượng và uy tín cùng với kinh nghiệm thực tế mà chọn đàn tôm có chất lượng để nuôi. Tôm giống lấy ở trại sản xuất giống Long Hữu- Duyên Hải. - Thả giống: Trước khi thả giống kiểm tra lại pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong, nhiệt độ nuớc của ao,…nếu các yếu tố môi trường này nằm trong ngưỡng cho phép thì tiến hành thả giống. Khi mua tôm về đến ao nuôi ngâm bao tôm khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ giữa bên trong bao tôm và ao nuôi, thả tôm vào lúc 6h sáng hoặc 5h chiều. với số lượng 140.000 con P15, mật độ 7 con/m2.  Chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi: Trong quá trình nuôi khâu chăm sóc, theo dõi các yếu tố môi trường nước là rất quan trọng. pH: Đo vào 6h sáng và 15h chiều mỗi ngày biết được khoảng pH dao động để có biện pháp xử lý (nếu pH cao thay nước, pH thấp bón vôi CaC0 3), giữ pH trong khoảng 7,5 – 8,2. Độ kiềm: Kiểm tra hàng ngày vào lúc 6h sáng đảm bảo nằm trong khoảng 80- 120 mg/l. Độ trong: đo l lần/ngày bảo đảm độ trong khoảng 30 – 40 cm. Khi thấy độ trong > 40 cm thì sử dụng chế phẩm robi gây màu nước, còn độ trong < 30 cm thì thay 20 % nuớc (chỉ sử dụng chế phẩm robi trong 2 tháng đầu, tháng thứ 3 trở về sau không sử dụng. Định kỳ 10 ngày sử dụng oxytargen xeolite có tác dụng hấp thu tốt các khí độc hòa tan trong nước như NH3, NH2,… gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, giúp ổn định độ pH. Trong tháng đầu chỉ cấp thêm nước từ ao lắng đã được xử lý qua ao nuôi cho tới mức 0,8 m. Tháng 2, 3, 4 thay nước tùy vào màu nước cũng như các yếu tố môi trường tránh gây sốc cho tôm, tháng thứ 5 thay nước mỗi ngày khoảng 1 tấc.   Cho ăn và kiểm tra tăng trưởng: - Cho ăn: Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp và thức ăn chế biến. Trong thời gian 15 ngày đầu cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, từ 15 ngày đến thu hoạch cho tôm ăn 50 % thức ăn công nghiệp và 50 % thức ăn chế biến. Mỗi ngày cho ăn 4 lần vào lúc 6h, 10h, 15h, và 19h. Trong quá trình cho tôm ăn bổ sung thêm vitamin tổng hợp calciphos-C, men tiêu hóa multi-ferm super. Tháng thứ 2 trở đi kiểm tra thức ăn bằng chộp (vó) để xác định lượng thức ăn tăng hoặc giảm cho lần ăn tiếp theo. - Kiểm tra tăng trưởng: Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm bằng cách dùng chài định kỳ 2 lần/tháng, cân trọng lượng và đo chiều dài của tôm, xác định lượng tôm trong ao.   Năng suất và hiệu quả: Năng suất: Sau thời gian nuôi 150 ngày thu được 2,34 tấn (1,17 tấn/ha) cỡ tôm bình quân 24 con/kg, tỷ lệ sống đạt 40%. Hiệu quả: Doanh thu 266.000.000đ, chi phí 80.000.000đ, lợi nhuận 186.000.000đ. Qua thực tiễn anh rút ra được những kinh nghiệm sau: - Ao nuôi nên nằm ở vị trí gần sông thuận tiện cho việc cấp thoát nước trong quá trình nuôi, chủ động được nguồn nước khi cấn thiết. - Ao nuôi phải được cải tạo triệt để, xử lý nguồn nước sạch nuôi tôm. - Nên kết hợp thức ăn công nghiệp và thức ăn chế biến để hạ giá thành tăng lợi nhuận. - Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, từ khâu lấy nước vào ao nuôi cho đến quản lý chặt chẽ thức ăn cho tôm. Định kỳ sử dụng vôi, khoáng chất để cải thiện môi trường nước, ổn định độ pH tạo điều kiện cho tôm phát triển. Đỗ Quốc Phong Đơn vị thực hiện: Cục Thủy sản ...

Tài liệu được xem nhiều: