TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINHChương 2: Tác phẩm XUẤT HIỆN TỪ THỜI NÀO?Theo Hoàng Cẩm Hoành thì Hán thư Nghệ văn chí (của Ban Cố 32 – 92) ghi rằng bộ Trang tử gồm 52 thiên chia làm: Nội thiên 7, Ngoại thiên 28, Tạp thiên 14, và Giải thuyết 3. Bản đó phải chăng là bản cổ nhất, mà nay đã thất truyền?Một thuyết khác (trong Kinh điển thuyết văn tự lục) bảo Lưu An, tức Hoài Nam vương (? – 122 tr. TL), cháu Hán Cao tổ, cũng sưu tập được một bản nhờ các môn khách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 2: Tác phẩm XUẤT HIỆN TỪ THỜI NÀO? TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 2: Tác phẩm XUẤT HIỆN TỪ THỜI NÀO?Theo Hoàng Cẩm Hoành thì Hán thư Nghệ văn chí (của Ban Cố 32 – 92) ghi rằngbộ Trang tử gồm 52 thiên chia làm: Nội thiên 7, Ngoại thiên 28, Tạp thiên 14, và Giải thuyết 3. Bản đó phải chăng là bản cổ nhất, mà nay đã thất truyền? Một thuyết khác (trong Kinh điển thuyết văn tự lục) bảo Lưu An, tức Hoài Namvương (? – 122 tr. TL), cháu Hán Cao tổ, cũng sưu tập được một bản nhờ các môn khách chú giải, không biết bao nhiêu thiên, hiện nay cũng thất truyền. Tư Mã Thiên (-145 -?) sanh sau Lưu An chưa đầy một thế kỉ, là người đầu tiênsống gần Lưu An nhất và viết về Trang tử cơ hồ không biết tới bản của Lưu An đó và chỉ bảo Trang viết một bộ sách gồm trên mười vạn chữ, không cho biết gồm bao nhiêu thiên, mà những thiên quan trọng nhất: Tiêu dao du, Tề vật luận lại không nhắc tới, chỉ kể vài thiên tầm thường: Ngư phủ, Đạo chích, Khư khiếp, Canh Tang Sở…Mãi tới đời Tấn, thế kỉ thứ 3, mới xuất hiện một bản do Hướng Tú chú giải, gồm 26 thiên, Hướng Tú chú giải chưa xong mới đến chương Thu thuỷ thì mất; một người bạn là Quách Tượng sửa lại rồi chú giải tiếp, theo tôn chỉ của phái huyềnhọc thanh đàm các đời Nguỵ, Tấn, thành một bản khác gồm 27 thiên; tức bản lưu truyền ngày nay.Như vậy, từ đời Hán đến đời Tấn, bộ Trang tử đã mấy lần thất lạc, sưu tập lại rồithất lạc nữa, mỗi lần như vậy chắc sai đi ít nhiều. Và bản hiện nay mọi người dùng xuất hiện lần đầu tiên cách Trang tử sáu thế kỉ. Như vậy ai dám bảo rằng nó giữ đúng được tư tưởng của Trang? Bản đó chia ra làm ba phần như sau: NỘI THIÊN gồm 7 chương I -- -Tiêu dao du II --Tề vật luận III -Dưỡng sinh chủ IV -Nhân gian thế V ---Đức sung phù VI --Đại tôn sư VII - Ứng đế vương. NGOẠI THIÊN gồm 15 chương VIII ---- Biền mẫu IX -------Mã đề X --------Khư khiếp XI -------Tại hựu XII ------Thiên địa XIII ---- Thiên đạo XIV -----Thiên vận XV ------Khắc ý XVI -----Thiện tính XVII ----Thu thuỷ XVIII ---Chí lạc XIX -----Đạt sinh XX ------Sơn mộc XXI -----Điền Tử Phương XXII ----Trí bắc du TẠP THIÊM gồm 11 chương XXIII ----Canh Tang Sở XXIV ----Từ Vô Quỉ XXV -----Tắc Dương XXVI ----Ngoại vật XXVII ---Ngụ ngôn XXVIII --Nhượng vương XXIX ----Đạo Chích XXX -----Thuyết kiếm XXXI ----Ngư phủ XXXII ---Liệt Ngự Khấu XXXIII --Thiên hạ Cũng theo Hoàng Cẩm Hoành, người đầu tiên nêu ra vấn đề chân nguỵ trongTrang tử là Tô Đông Pha đời Tống. Đại khái Tô bảo Trang có ý bênh vực Khổngtử mà lời văn thì lại không phải vậy. Bề ngoài thì công kích, mà bề trong là ngầm giúp đỡ (…). Như chương Thiên hạ phê bình các đạo thuật từ Mặc tử đến Bành Mông, Thận Đáo, Lão, Trang, mà không hề nhắc đến Khổng tử, như vậy là cực tôn sùng Khổng tử.Nhưng lại có những chương Đạo chích, Ngư phủ thì rõ ràng công kích Khổng tử.Còn những chương Nhượng vương, Thuyết kiếm thì lời thô thiển, bỉ lậu, không hợp nghĩa lí. Vậy Tô đã nghi ngờ bốn chương đó (Đạo chích, Ngư phủ, Nhượng vương, Thuyết kiếm) do người đời sau nguỵ tác. Sau Tô, số học giả nghi ngờ sự nguỵ tác trong Trang tử càng ngày càng nhiều.Chẳng hạn như La Miễn Đạo và Tống Liêm đều đồng ý với Tô; riêng La còn ngờ hai chương Khắc ý, Thiện tính nữa, vì lời cũng nông cạn, không phải của Trang.Trịnh Viện (đời Minh) hoài nghi thêm hai chương Mã đề, Khư khiếp, và cho rằng chỉ có bảy chương trong Nội thiên là của Trang tử, còn hai mươi sáu chương kia đều do môn đồ của Trang viết rồi thêm vào.Sau đó, Vương Phu Chi, Diêu Nại, Vương Tiên Khiêm đều bảo Ngoại thiên không phải của Trang tử. Gần đây, vấn đề chân nguỵ ngày càng phân tích kĩ hơn nữa, như La Căn Trạchtrong Chư tử Khảo sách (Nhân dân xuất bản xã – 1958). Hoàng Cẩm Hoành trongTrang tử độc bản đã làm một bản liệt kê ý kiến của mỗi nhà về sự chân nguỵ của mỗi thiên. Đại khái thì ai cũng nhận rằng Nội thiên của Trang tử (trừ một số bài) còn Ngoại thiên và Tạp thiên thì đại đa số của người đời sau. Nhưng tôi nhận thấy điều này: cơ hồ tất cả các học giả đều xét tổng quát từng chương để xem chương nào trong Ngoại thiên và Tạp thiên là của Trang hay củamôn phái Trang, môn phái Lão; chưa ai đặt thành vấn đề rằng mỗi chương có thể do nhiều người viết, hỗn tạp chứ không nhất trí. Theo tôi những người đời Hánhay Lục Triều (Nguỵ, Tấn) khi thu nhập các bài để cho vào mỗi chương, đã không chú trọng tới điểm nhất trí đó, có lẽ không hề đặt ra vấn đề chân nguỵ nữa . Xunghư chân kinh (tức Liệt tử) như vậy, mà Nam Hoa kinh (tức Trang tử) cũng vậy. Đó là một lỗi chung của nhiều công trình sưu tập thời đó. ...