TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINHChương 4: Học thuyết của Trang (tiếp theo)Dưỡng sinhNgoài cách tu dưỡng để đạt Đạo mà hợp nhất với Đạo, Trang còn chỉ ta cách dưỡng sinh để vui hưởng hết tuổi trời; đây là một phần độc đáo trong học thuyết của ông, ai cũng có thể áp dụng được. Chương Dưỡng sinh chủ tuy ngắn mà giá trị cũng gần hai chương Tiêu dao du và Tề vật luận. Chương đó được chương Đạt sinh (XIX) ở phần Ngoại thiên bổ túc, nhưng vì tôi đã cho Ngoại thiên không phải do Trang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 4: Học thuyết của Trang (tiếp theo) TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 4: Học thuyết của Trang (tiếp theo)Dưỡng sinhNgoài cách tu dưỡng để đạt Đạo mà hợp nhất với Đạo, Trang còn chỉ ta cáchdưỡng sinh để vui hưởng hết tuổi trời; đây là một phần độc đáo trong học thuyếtcủa ông, ai cũng có thể áp dụng được. Chương Dưỡng sinh chủ tuy ngắn mà giá trịcũng gần hai chương Tiêu dao du và Tề vật luận. Chương đó được chương Đạtsinh (XIX) ở phần Ngoại thiên bổ túc, nhưng vì tôi đã cho Ngoại thiên không phảido Trang viết, nên dưới đây chỉ xin dẫn những lời trong Dưỡng sinh chủ thôi.Chương mở đầu bằng bốn chữ “Đời người có hạn”, làm ta nhớ đến mấy chữ: “Thọnhiều lắm là trăm tuổi” của Dương tử trong bài Liệt tử VII.2. Trang tử cũng quísinh như Dương tử; vì quí sinh nên phải dưỡng sinh.- Qui tắc đầu tiên của dưỡng sinh là thuận thiên. Một phần lớn triết học của Trangdựng trên hai chữ thuận thiên đó. Ở trên tôi đã dẫn bài III.2 kể cách mổ bò củangười bếp vua Văn Huệ. Người đó hiểu cơ cấu thiên nhiên của con bò, tránhnhững gân, xương, chỉ lách lưỡi dao vào những kẽ, nhờ vậy mà không tốn sức,không mòn dao. Cách đó là cách tiếp vật mà cũng là cách dưỡng sinh, vì cơ thểcủa ta cũng là “vật”. Ta phải hiểu cơ cấu của nó, hiểu các bộ phận cần những gì,hoạt động ra sao để điều khiển nó cho hợp với tự nhiên, chứ không mù quángchống đối nó. Chẳng hạn bị nóng, hoặc khi đi tả nhiều lần, khát n ước thì cứ uống;khi không thèm ăn thì cứ nhịn ăn, khi làm việc mệt mỏi thì phải tịnh dưỡng, đừngcố sức làm tới kiệt quệ. Khi đau ốm thì tốt nhất là nghỉ ngơi, ăn ít, để cơ thể tựchống với bệnh, thuốc chỉ giúp cơ thể thôi, không nên dùng nhiều. Bài học đó củaTrang thời nào cũng nên nhắc lại, nhất là thời nay người ta bắt thể xác và tinh thầnlàm việc nhiều quá, dùng thuốc cũng nhiều quá.Thuận thiên cũng có nghĩa là sống gần thiên nhiên, ăn những thức ăn thiên nhiên,đừng làm trái thiên nhiên: chúng ta ngày nay sống chen chúc trong các thành phốthiếu không khí và nước trong sạch, ăn những thực phẩm bón bằng phân hoá học,phun bằng những thuốc sát trùng, cũng trái với thiên nhiên nữa. Âu, Mĩ, hiện đãthấy cái hại của văn minh cơ giới làm cho không khí, nước, đất đều nhiễm độc vàmột mặt lập những cơ quan nghiên cứu cách giảm những cái độc đó đi, một mặtkhuyến khích mọi người sống gần thiên nhiên, ăn những thực phẩm thiên nhiên.Thuận thiên còn có nghĩa thứ ba nữa là an thời xử thuận để cho rầu, lo, nghĩ, giậnghét không xâm nhập tâm hồn, làm thương tổn tính tình, như vậy mới thảnh thơitiêu dao được. Lo nghĩ làm gì khi ta không biết được hoạ ở đâu, phúc ở đâu, có khiphúc đó mà là hoạ, hoạ đó mà là phúc, như nàng Lệ Cơ trong bài II.11, hoặctruyện Tái Ông thất mã trong Hoài Nam tử.Vả lại: “tử sinh, đắc thất, cùng đạt, giàu nghèo, hiền ngu, chê khen, đói khát, nónglạnh, đó là những biến hoá của sự vật, sự chuyển vận của luật trời như ngày rồiđến đêm, không ai biết gốc ở đâu. Ai đạt được lẽ ấy, thì tâm thần không bị hỗnloạn, ngày đêm giữ được cái khí thuần hoà, ung dung, vui vẻ như khí xuân màthích ứng với mọi sự biến hoá”. (V.5).Những việc xảy ra mà ta không biết nguyên do ở đâu thì bảo đó là số mạng. Trangtử rất tin ở số mạng: nghèo là do số mạng (bài VI.8, Tử Tang than: Tôi tới nỗi cựckhổ như vầy là do số mạng chăng?), mà làm điều bậy, bị xử tội chặt mất một chân,như viên hữu sư trong bài III.3, cũng là do số mạng nữa: số mạng đã xui khiến choviên hữu sư đó làm bậy; vậy con người không có chút gì là ý chí tự do cả, khôngchịu một trách nhiệm, (cũng như chẳng có một chút công gì) với xã hội cả. Thuyếtđó cũng hơi quá, nhưng vẫn hợp với cách lập luận của Trang: ông cho rằng Đạosinh ra vạn vật, cho vạn vật biến hoá hoài, để cuối cùng lại qui căn, hợp nhất vớiĐạo. Vậy con người hoàn toàn bị Đạo chi phối, đâu có ý chí tự do được nữa; ôngcó tu dưỡng thành chân nhân hay thánh nhân, mà chúng ta có nghe lời khuyêndưỡng sinh của ông để hưởng hết tuổi trời, cũng là do sự biến hoá của Đạo cả. Vềđiểm đó học thuyết của Trang quả là tiêu cực.Ở đoạn trên tôi đã trình bày quan niệm tề sinh của Trang; chết cũng như sống chỉlà những sự biến hoá, như ngọn lửa từ thanh củi này truyền qua thanh củi khác,hoặc như ở căn nhà này đổi sang căn nhà khác, không phân biệt được đâu là sinh,đâu là tử, vì đối với giai đoạn trước là tử, mà đối với giai đoạn sau là sinh. Ở đâytôi chỉ sinh dẫn thêm bài III.5: Lão Đam chết, Tần Dật là bạn, lại điếu, chỉ khóc batiếng rồi ra, môn sinh của Lão chê như vậy là vô tình, Tần Dật bảo Lão sinh ra làứng với thời, chết đi là thuận với lẽ trời. Hiểu lẽ đó thì không bị vui buồn làm chođộng trong lòng nữa, là “được trời giải phóng cho”.- Qui tắc thứ nhì để là bỏ hết dục vọng, ngay cả lòng ham học hỏi hoặc làm điềuthiện cũng vậy. Bài III.1, Trang tử viết:“Đời người có hạn mà tri thức thì vô cùng. Đem cái có hạn mà chạy theo cái vôcùng thì tinh thần phải mệt mỏi; đã mệt mỏi mà vẫn khôn ...