Danh mục

TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 5: Đức sung mã và tự nhiên

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.91 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINHChương 5: Đức sung mã và tự nhiên1Tại nước Lỗ có người cụt chân tên là Vương Đài. Số đệ tử theo học cũng ngang với Trọng Ni.Thường Quí hỏi Trọng Ni:- Vương Đài cụt mất một chân, vậy mà ở nước Lỗ bọn đệ tử đông như môn đệ của ông. Khi đứng, hắn không giảng dạy gì cả, khi ngồi hắn cũng không nghị luận gì cả, mà đệ tử khi tới học không biết gì cả, khi thôi học thì trí, đức sung mãn. Vậy là có một cách dạy mà không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 5: Đức sung mã và tự nhiên TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 5: Đức sung mã và tự nhiên1Tại nước Lỗ có người cụt chân tên là Vương Đài. Số đệ tử theo học cũng ngangvới Trọng Ni.Thường Quí hỏi Trọng Ni:- Vương Đài cụt mất một chân, vậy mà ở nước Lỗ bọn đệ tử đông như môn đệ củaông. Khi đứng, hắn không giảng dạy gì cả, khi ngồi hắn cũng không nghị luận gìcả, mà đệ tử khi tới học không biết gì cả, khi thôi học thì trí, đức sung mãn. Vậy làcó một cách dạy mà không nói, mặc nhiên mà cảm hoá được chăng? Con người đóra sao?Trọng Ni đáp:- Ông ấy là thánh nhân. Khâu tôi chưa kịp lại thăm. Tôi muốn nhận ông ấy làmthầy, huống hồ là những người còn kém tôi. Mà nào phải riêng nước Lỗ mà thôi,tôi còn muốn dắt cả thiên hạ lại học ông ấy nữa kia.- Con người cụt chân ấy mà hơn ông thì chắc hơn các người thường nhiều lắm.Đời sống nội tâm của ông ấy ra sao?[1]Trọng Ni đáp:- Sống, chết là việc lớn, mà ông ấy coi thường; trời đất có sập, ông ấy cũng khôngbị huỷ diệt; ông ấy xét kĩ cái chân thực[2], không bị cái giả làm mê hoặc; ông ấybiết rằng vạn vật đều biến hoá, nên giữ cái căn bản chân chính[3].- Như vậy là nghĩa làm sao?- Xét chỗ dị biệt[4] của vạn vật thì lá gan và trái mật khác nhau cũng như nước Sởvà nước Việt; xét chỗ giống nhau thì vạn vật chỉ là một. Biết được cái lẽ ấy thìkhông để ý đến sự nhận thức của tai mắt nữa, mà tâm linh ngao du ở chỗ hài hoàcủa vũ trụ. Đã thấy vạn vật là một thì không thấy có cái gì mất nữa. Cho nênVương Đài cho mình mất một chân cũng như mất một cục đất vậy thôi.Thường Quí hỏi:- Ông ấy sở dĩ tự tu dưỡng được là nhờ trí năng mà biết được cái tâm của ổng, rồido cái tâm đó mà hiểu được cái tâm bất biến của mọi thời, như vậy thì có gì màthiên hạ qui phụ ông ấy?- Người ta không soi bóng vào một dòng nước chảy mà vào một dòng nước đứng.Vậy thì chỉ cái gì ngưng lặng mới làm cho người khác ngưng lặng được. Nhữngvật thụ mệnh ở đất [do đất sinh ra], chỉ có loài tùng, loài bách là giữ được chínhkhí, nên mùa đông cũng xanh như mùa hè. Những người thụ mệnh ở trời, duy chỉcó Nghiêu, Thuấn là giữ được chính khí, nên đứng đầu vạn vật: hai ông ấy sửamình cho ngay được, nên sửa được những người khác cho ngay. Thấy người nàokhông sợ là biết người đó bảo toàn được chính khí; như một võ sĩ một mình dámđột nhập vào chỗ thiên quân vạn mã. Võ sĩ đó muốn cầu danh, lập công mà cònnhư vậy, huống hồ một người muốn làm chủ vũ trụ, bao gồm vạn vật, coi thân thểmình như chỗ cư ngụ tạm, coi thanh sắc là ảo tưởng, dùng trí lực mà thấy đượcmọi hiện tượng là thuần nhất[5], còn lòng thì không thấy có sinh, tử[6]? Người đósẽ lựa ngày lên trời, cho nên mọi người tự nhiên qui phụ, chứ người đó đâu cóquan tâm tới họ.2Thân Đồ Gia cụt một chân, cùng với Tư Sản nước Trịnh[7] theo học Bá Hôn VôNhân. Tử Sản bảo với Thân Đồ Gia:- Nếu tôi ra trước thì anh ở lại một chút rồi sẽ ra sau; nếu anh ra trước thì tôi ở lạirồi ra sau.Hôm sau, hai người cùng ngồi một phòng, chung một chiếu. Tử Sản bảo Thân ĐồGia:- Chúng mình đã hẹn với nhau ai ra trước thì người kia ở lại. Bây giờ tôi muốn ratrước, anh ở lại đây một chút được không? Anh thấy tôi là một vị đại thần cầmquyền mà anh không tránh tôi, bộ anh ngang hàng với viên đại thần cầm quyền ư?Thân Đồ Gia đáp:- Ở trong nhà thầy mà có đại thần cầm quyền nữa ư? Anh tự khoe như vậy thì chỉtỏ rằng anh kém người khác thôi[8]. Tôi nghe nói: “Gương mà sáng thì không bịbụi đóng vào; nếu bị bụi đóng vào thì gương bị mờ. Ở với hiền nhân lâu thì khôngcòn lầm lỗi nữa”. Nay anh học đạo của thầy, noi gương thầy[9], mà còn ăn nói nhưvậy, chẳng phải là lầm ư?- Anh đã tàn tật như vậy mà còn đòi tranh hiền với vua Nghiêu. Xét hành vi củaanh đi[10], không đủ cho anh phản tĩnh sao?- Nhiều người không nhận lỗi của mình, tự cho bị chặt chân là oan; nhưng rất ítngười nhận lỗi của mình mà tự cho rằng mình không đáng còn giữ hai chân. Biếtrằng sự thể không làm sao khác được mà vui lòng thuận mệnh, chỉ bậc hiền đứcmới được như vậy. Ai mà đi ngang qua đường bắn của ông Nghệ[11] thì thế nàocũng bị một mũi tên, may mà thoát được là người mạng tốt đấy. Nhiều người còncả hai chân, mỉa mai tôi. Trước kia tôi nổi giận lên, nhưng từ khi lại học thầy thìbỏ được giận mà bình tĩnh lại; không biết có phải được cái hiền đức của thầy gộtrửa cho tâm hồn tôi không? Tôi đã theo học thầy mười chín năm rồi, mà thầykhông hề thấy tôi cụt chân. Anh và tôi lại đây đều để sửa nội tâm mà anh lại chêcái hình hài của tôi, như vậy chẳng phải là lầm ư?Tử Sản nghe vậy, xấu hổ, đỏ mặt lên bảo:- Thôi, bỏ chuyện đó đi, đừng nói nữa.3Nước Lỗ có một người tên là Thúc Sơn, một bàn chân bị chặt hết năm ngón. Anhta khập khiễng[12] lại thăm Trọng Ni. Trọng Ni bảo:- Vì không cẩn thận, nên bị vậy, bây giờ lại thì trễ rồi.Người kia đáp:- Tôi chỉ vì không có kinh nghiệm, không giữ được thân thể, nên mất mấy ngónchân. Hôm nay lại đ ...

Tài liệu được xem nhiều: