Triển lãm Đọng - ảnh Himiko Café
STATEMENT CỦA LÃ HUY CHO TRIỂN LÃM “ĐỌNG” “Câu chuyện bắt đầu từ cái đôn hình con voi gốm Cây Mai bị vỡ và bỏ bên đường. Con voi này đã gắn bó hơn 5 đời người của dòng họ Lê ở Sài Gòn Gia Định xưa. Đôn con voi là vật dùng để trang trí trong những ngôi nhà xưa ở Sài Gòn. Người chủ nhà nói, ‘Lúc nhỏ tôi thường cưỡi lên lưng voi chơi,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tranh cãi quanh statement của Lã Huy
Tranh cãi quanh statement của
Lã Huy
Triển lãm Đọng - ảnh Himiko Café
STATEMENT CỦA LÃ HUY CHO TRIỂN LÃM “ĐỌNG”
“Câu chuyện bắt đầu từ cái đôn hình con voi gốm Cây Mai bị vỡ và bỏ
bên đường. Con voi này đã gắn bó hơn 5 đời người của dòng họ Lê ở
Sài Gòn Gia Định xưa.
Đôn con voi là vật dùng để trang trí trong những ngôi nhà xưa ở Sài
Gòn. Người chủ nhà nói, ‘Lúc nhỏ tôi thường cưỡi lên lưng voi chơi,
nay tôi đã ngoài 60 rồi. Từ khi bán căn nhà cổ dời đến đây, không gian
sống chật hẹp quá, những thứ như thế này không còn chỗ để trong nhà,
hầu hết đều vỡ và thất lạc.’
Câu chuyện con voi gọi cho tôi cảm giác mất mát tiếc nuối những đồ
vật lúc nhỏ tôi gắn bó với chúng. Tôi đem con voi về đổ sáp và đóng
khung, gìn giữ một kỷ vật vô giá nhầm phần nào hàn gắn lại những mất
mát trong tôi.
Những sản phẩm văn hóa bình dân Nam Bộ đang mai một dần, những
đồ vật thủ công đang bị thay thế bằng những sản phẩm công nghiệp
hàng loạt. Những ngôi nhà cổ đang được thay thế bằng những tòa nhà
cao ốc hiện đại. Văn hóa thực dụng đang dần thay thế văn hóa bản địa
đang mất dần chính nó.
Những thế hệ sau này không được thừa hưởng những kỷ vật mà qua
đó, tụi nhỏ biết được ông bà mình đã sống và sinh hoạt ra sao…”
Đổ sáp tượng con voi của Lã Huy - ảnh: Himiko Café
Ý KIẾN CỦA PHẠM HUY THÔNG
Lần triển lãm trước của bạn Lã Huy tớ không được xem tận mắt, nhưng
thấy rất thích những đồ vật mà bạn làm bằng sáp. Các nghệ sĩ thường
chọn những chất liệu vĩnh cửu để làm tác phẩm, nhưng Lã Huy chọn
sáp, một thứ không bền, dễ chảy, để không trong phòng vẫn có thể biến
dạng theo thời gian. Sự bất cần của tác giả làm tớ thấy ấn tượng, dù
rằng Lã Huy không phải là người đầu tiên ở Việt Nam chọn chất liệu
sáp làm điêu khắc. (Bạn Phạm Thái Bình ở Hà Nội đã nghịch sáp từ lâu
rồi). Sự mỏng manh, phù du nhưng tinh tế của chất liệu mang lại cảm
nhận riêng, và tự thân nó đã có thông điệp.
Tuy nhiên hôm nay, đọc phần giải trình của tác giả, tớ thấy thất vọng
quá, hy vọng ý nghĩa riêng của từng tác phẩm không chỉ dừng lại ở đó.
Nếu bạn Lã Huy chỉ vì muốn lưu giữ quá khứ mà đem vật phẩm về để
đổ sáp thì tớ thấy mâu thuẫn quá. Dùng một chất liệu phù du như sáp
để lưu giữ những vật phẩm đã vỡ thật không logic chút nào. Lã
Huy ơi, ở Hà Nội, bạn Vương Văn Thạo ở Hà Nội đã đổ composit các
căn nhà cổ, các cột điện, các góc phố từ lâu rồi. Các căn nhà cổ ngập
trong khối composit vàng, lung linh như hổ phách. Đẹp gấp 10 lần cái
quyển sách đổ nến của Lã Huy. Tác phẩm của bạn Thạo đã triển lãm
trong ngoài nước, được bảo tàng Singapore sưu tập. Không thể nói Lã
Huy không biết được. Vậy nếu Lã Huy không cho bà con một giải thích
nào khác hơn ý nghĩa tác phẩm của bạn Thạo thì mời Lã Huy dẹp triển
lãm đi nhé.
Dự án nhà cổ đổ sáp của Vương Văn Thạo - Ảnh: trang Ashui
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG LAN TRẢ LỜI PHẠM HUY
THÔNG
Dù statement không hay, statement bịa ra cho có, hoặc statement phi
logic thì cũng không là lý do để Lã Huy phải hủy triển lãm đâu Phạm
Huy Thông à.
Ngay cả Vương Văn Thạo đổ composite các căn nhà cổ hay cầu cổ thì
cũng giống Christo và Jeanne Claude bọc vải các kiến trúc; nhưng khi
đó có ai bảo Thạo ơi, cách anh nói về việc làm của mình không hay
bằng ông bà Christo đâu, anh phải dừng việc đổ composite của anh đi
thôi. Không ai nói thế hết vì chẳng ai lại đi bảo một họa sĩ “vì anh nói
không hay nên anh đừng có vẽ hay nặn tượng” cả.
Christo và Jeanne Claude bọc nhà Quốc hội bằng vải
Với mình thì họa sĩ là một nghề đáng khâm phục nhất. Nhà văn thì xin
lỗi, ngày nay ai cũng có thể viết được tuy hay dở khác nhau, nhạc sĩ thì
cũng thế, chỉ có họa sĩ thì mình thấy đúng là trời cho riêng một nhóm
người khả năng ấy (mà xem tranh cổ điển mình càng thấy rõ điều này).
Cho nên các bạn đừng có lấy khả năng viết, khả năng nói ra mà dập vùi
khả năng vẽ của nhau.
Thân mến.
*
HIMIKO TRẢ LỜI PHẠM HUY THÔNG
Trước giờ, tôi không tham gia vào bất cứ câu chuyện nào trên Soi, vì
cảm thấy ái ngại chuyện tranh cãi và đưa ra những lý luận, luận cứ quá
xa xỉ với kẻ dốt lý luận như tôi. Bởi đơn giản, tôi làm nghệ thuật theo
tình cảm, rất xa lạ với những dẫn chứng mỹ học. Mà các bạn biết rồi
đấy, kẻ đã theo tình cảm, thì tốt nhất đừng tham gia vào những cuộc
tranh luận. Vì thế nào cũng sẽ trôi vào sự phiến diện, hay mù quáng.
Nhưng hôm nay, tôi thực sự cảm thấy buồn cười vì ý kiến của họa sĩ
Thông. Tôi không có khả năng ngôn ngữ để diển giải dễ hiểu rành
mạch, nên tạm thời tôi gạch đầu dòng những suy nghĩ của mình.
- Đừng dựa vào statement để suy ra câu chuyện của tác phẩm.
- Nghe có vẻ là vô lý, nhưng tôi chưa hề trao đổi sâu với tác giả về
chuyện tại sao lại làm thế này và tại sao làm thế kia. Tôi chỉ cảm nhận
qua tác phẩm, qua cách tác giả nâng niu yêu quý từng mảnh vỡ đó,
rằng, biết đâu, đối với tác giả, sự mong manh, dễ tan chảy và không
bền vững là chất liệu hợp lí để nói về sự mất dần đi, tan biến đi của
những đồ vật có giá trị hoài niệm tro ...