Danh mục

Tranh chấp hợp đồng đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia nhận đầu tư: Tranh chấp 'dựa trên' hợp đồng và tranh chấp 'dựa trên' hiệp định - kinh nghiệm cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp đầu tư

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 762.12 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ tập trung phân tích hai vấn đề chính bao gồm: Tranh chấp “dựa trên” hợp đồng đầu tư và tranh chấp “dựa trên” hiệp định đầu tư trong mối tương quan về mặt bản chất, đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tranh chấp hợp đồng đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia nhận đầu tư: Tranh chấp “dựa trên” hợp đồng và tranh chấp “dựa trên” hiệp định - kinh nghiệm cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp đầu tư TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẦU TƢ GIỮA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA NHẬN ĐẦU TƢ: TRANH CHẤP “DỰA TRÊN” HỢP ĐỒNG VÀ TRANH CHẤP “DỰA TRÊN” HIỆP ĐỊNH - KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƢ Nguyễn Thị Hồng Trinh Người phản biện:ThS. Vũ Thị Hương Tóm tắt: Xuất phát từ bản chất của biện pháp vi phạm mà quốc gia nhận đầu tƣ thực hiện, tranh chấp hợp đồng đầu tƣ giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quốc gia nhận đầu tƣ đƣợc phân loại thành hai dạng: Tranh chấp “dựa trên” hợp đồng và tranh chấp “dựa trên” hiệp định. Mặc dù đều cùng xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng đầu tƣ của quốc gia nhận đầu tƣ nhƣng hai dạng tranh chấp này hoàn toàn khác nhau. Bản chất của mỗi dạng tranh chấp chi phối quyền lựa chọn cơ quan tài phán để khởi xƣớng vụ tranh chấp của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Bài viết sẽ tập trung phân tích hai vấn đề chính bao gồm: tranh chấp “dựa trên” hợp đồng đầu tƣ và tranh chấp “dựa trên” hiệp định đầu tƣ trong mối tƣơng quan về mặt bản chất, đồng thời đƣa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp đầu tƣ. Từ khóa: Tranh chấp, hợp đồng, hiệp định, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, quốc gia nhận đầu tƣ, truất hữu, nghĩa vụ đối xử công bằng và thỏa đáng, điều khoản cái ô. Résumé: Selon la nature du conflit ou de l‟atteinte au droit des investisseurs étrangers, les litiges en matière d‟investissement peuvent être de deux catégories : ceux qui relèvent du contrat et ceux qui relèvent des accords internationaux. L‟inexécution d‟une obligation contractuelle ou conventionnelle aboutit à des conséquences différentes, notamment la définition de la compétence de l‟organisation en charge du règlement de différend. L‟article analyse et compare la nature des litiges contractuels et conventionnels en matière d‟investissement, propose ensuite des expériences dans ce domaine pour le Vietnam.  TS., Giảng viên Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 269 Mots clés: litiges, contrat, convention internationale, investisseur étranger, Etat d‟hôte, expropriation, obligation de traitement équitable, clause „ parapluie‟ Mở đầu Hợp đồng đầu tƣ giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quốc gia nhận đầu tƣ (gọi tắt là hợp đồng đầu tƣ) là một trong những hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có nguồn gốc từ mô hình hợp tác công tƣ – mô hình PPP (viết tắt của cụm từ Public Private Partnerships). Ra đời lần đầu tiên vào những năm 1950 tại Hoa Kỳ trong các chƣơng trình giáo dục có sự tài trợ của cả khu vực công và khu vực tƣ330, mô hình PPP là sự hợp tác giữa Nhà nƣớc và tƣ nhân nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng công, các tiện nghi cho cộng đồng và các dịch vụ liên quan. Mô hình này đƣợc cụ thể hóa bằng một hợp đồng đầu tƣ đƣợc ký kết giữa quốc gia nhận đầu tƣ và một nhà đầu tƣ, trong đó xu hƣớng chủ yếu của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển là hợp tác với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hợp đồng đầu tƣ thƣờng đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực đƣợc gọi chung là “dịch vụ công” nhƣ dịch vụ cung cấp nƣớc sạch và điện năng, xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng cao tốc, cảng biển hay công trình thủy lợi, đặc biệt là hoạt động thăm dò mà khai thác tài nguyên thiên nhiên nhƣ dầu mỏ hay khí đốt. Khác với các loại hợp đồng mang tính chất “mua đứt bán đoạn”, hợp đồng đầu tƣ là sự hợp tác lâu dài giữa hai chủ thể, thậm chí nhiều hợp đồng đầu tƣ có thời hạn từ 10 năm đến 30 năm. Xuất phát từ tính lâu dài của hợp đồng đầu tƣ cùng với sự khác biệt về mặt lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng trong điều kiện môi trƣờng đầu tƣ tại quốc gia nhận đầu tƣ không ổn định đã phần nào tạo nhiều căng thẳng trong mối quan hệ hợp tác của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quốc gia nhận đầu tƣ. Những căng thẳng này là nguyên nhân gây ra các bất đồng dẫn đến tranh chấp hợp đồng đầu tƣ giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quốc gia nhận đầu tƣ. Tranh chấp xảy ra khi quốc gia nhận đầu tƣ vi phạm các nghĩa vụ đƣợc quy định trong hợp đồng đầu tƣ trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, không phải trong mọi trƣờng hợp, hành vi vi phạm hợp đồng của quốc gia nhận đầu tƣ đều là một hành vi vi phạm hợp đồng thuần túy mà có thể cấu thành một hành vi vi phạm pháp luật quốc tế về đầu tƣ. Thực tiễn cho thấy, đa số các vụ tranh chấp hợp đồng đầu tƣ do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khởi xƣớng chống lại quốc 330 Võ Trí Hảo (2014), Hợp tác công tƣ: Bản chất và các rủi ro pháp lý, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, (12), tr.15-23. 270 gia nhận đầu tƣ đều dựa trên một vi phạm nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong một hiệp định đầu tƣ. Một tranh chấp “dựa trên” hợp đồng và một tranh chấp “dựa trên” hiệp định là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. 1. Tranh chấp “dựa trên” hợp đồng đầu tƣ Về mặt bản chất, tranh chấp “dựa trên” hợp đồng đầu tƣ (claim based on contract) là một tranh chấp hợp đồng “truyền thống”, tức là tranh chấp phát sinh khi quốc gia nhận đầu tƣ vi phạm các cam kết cụ thể trong hợp đồng với tƣ cách là một chủ thể của hợp đồng. Thông thƣờng, tranh chấp dạng này là các tranh chấp mang tính chất kinh doanh, thƣơng mại. Xét từ khía cạnh hành vi vi phạm của quốc gia nhận đầu tƣ có thể thấy, hành vi vi phạm đƣợc đánh giá là một hành động thƣơng mại thông thƣờng hoặc liên quan đến việc không thực hiện nghĩa vụ của một chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng đầu tƣ. Dƣới đây là hai vụ tranh chấp hợp đồng đầu tƣ giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quốc gia nhận đầu tƣ mang tính chất của một tranh chấp kinh doanh thƣơng thƣơng mại thôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: