TRANH KHẮC GỖ MỚI - PHƯƠNG TIỆN MỞ RỘNG THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 139.98 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
1. Tranh khắc gỗ trong thực hành nghệ thuật đương đại Nghệ thuật tranh khắc gỗ là nghệ thuật lâu đời nhất trong các thể loại tranh in. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, ngày nay tranh khắc gỗ đã thay đổi rất nhiều về kỹ thuật, hình thức và chức năng nghệ thuật. Những thay đổi căn bản về chất liệu, phương tiện, kỹ thuật chế bản và in ấn đã đem lại cho thể loại tranh khắc lâu đời nhất này một sức sống hoàn toàn mới và mang tính thời đại. Su Yingchun-Mặt nạ II-khắc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRANH KHẮC GỖ MỚI - PHƯƠNG TIỆN MỞ RỘNG THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI TRANH KHẮC GỖ MỚI - PHƯƠNG TIỆN MỞ RỘNG THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI 1. Tranh khắc gỗ trong thực hành nghệ thuật đương đại Nghệ thuật tranh khắc gỗ là nghệ thuật lâu đời nhất trong các thể loại tranh in. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, ngày nay tranh khắc gỗ đã thay đổi rất nhiều về kỹ thuật, hình thức và chức năng nghệ thuật. Những thay đổi căn bản về chất liệu, phương tiện, kỹ thuật chế bản và in ấn đã đem lại cho thể loại tranh khắc lâu đời nhất này một sức sống hoàn toàn mới và mang tính thời đại. Su Yingchun-Mặt nạ II-khắc gỗ, 140x90cm,2008 Thực hành nghệ thuật đương đại đã không còn xa lạ với nghệ sỹ và công chúng. Trên thế giới, việc thực hành nghệ thuật đương đại bằng tranh in đã thịnh hành trong mấy thập kỷ gần đây và ở Việt Nam cũng đã xuất hiện một vài trường hợp hiếm hoi. Mặc dù “già tuổi” nhất trong các thể loại tranh in, nhưng xét về chất liệu và phương tiện chế bản, in ấn thì nghệ thuật khắc gỗ lại có nhiều tiềm năng nhất trong việc đáp ứng các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật đương đại. Các đặc trưng đó là: a/ Thách thức truyền thống và thẩm mỹ đã định hình; b/ Chấp nhận sự đa nguyên trong quan niệm nghệ thuật; c/ Đề cao vai trò của sự liên kết giữa vật thể với môi trường xung quanh và giữa các vật thể với nhau; d/ Sử dụng chất liệu, phương tiện từ cuộc sống thường nhật; e/ ứng dụng công nghệ đương đại. Nếu như trước đây, khi nói đến tranh khắc gỗ, chúng ta đều hình dung tới loại hình nghệ thuật được in trên giấy có kích thước khiêm tốn, có ngôn ngữ tạo hình đường nét và mảng phẳng đơn giản, mang nhiều tính trang trí và thường được trưng bày trong khung kính… Những hình dung đó đã và đang bị thách thức bởi các điều kiện và khả năng sáng tạo mới, rất đương đại, trong sáng tác tranh khắc gỗ hôm nay. Bằng các chất liệu và kỹ thuật chế ván in mới, tranh khắc gỗ ngày nay có thể truyển tải được tất cả những gì mà hội họa có thể thực hiện. Từ bút pháp tả thực thâm diễn đến bút pháp biểu hiện, ấn tượng…, từ phong cách hiện thực đến trừu tượng…, từ những ý tưởng giản dị đến các ý tưởng điên khùng nhất của nghệ thuật chúng ta đều có thể thấy trên các bản in tranh khắc gỗ nhiều màu cỡ lớn qua “dao pháp” của họa sỹ tranh in. Bên cạnh sự phong phú về bút pháp và sự thay đổi sâu sắc về thẩm mỹ, tranh khắc gỗ không chỉ được chiêm ngưỡng như một tác phẩm tĩnh trong khung kính. Nó đã thực sự “lột xác” trong các sắp đặt trong nhà hay ngoài trời. Tranh khắc gỗ đã đi từ mặt phẳng hai chiều lên thành vật thể ba chiều. Khi kết hợp với môi trường xung quanh và với các yếu tố khác, hình ảnh in từ ván gỗ đã có một đời sống khác, đa dạng và đa nghĩa, có thể kể câu chuyện rộng hơn, sinh động hơn. Thoát ra khỏi khung kính hay cặp đựng của nhà sưu tập, tranh khắc gỗ trở nên gần gũi và đủ khả năng tương tác với công chúng như bất kỳ thành phần nào của một tác phẩm sắp đặt hay trình diễn. 2. Sự mở rộng về phương tiện, chất liệu, kỹ thuật chế bản và in ấn - tiền đề cho thực hành nghệ thuật khắc gỗ đương đại Kỹ thuật chế bản và in tranh khắc gỗ thuộc phương pháp in nổi (relief print). Xét về bản chất, kỹ thuật chế bản gỗ là quá trình tác động làm thay đổi bề mặt phẳng nhẵn vốn có của ván (tấm) gỗ. Quá trình làm thay đổi đó được thực hiện bởi họa sỹ hay thợ khắc bằng các phương tiện, dụng cụ có thể khoét sâu hay bào mòn một phần mặt gỗ. Trước đây, để làm một ván in gỗ người ta dùng các loại đục và dao khắc gỗ để xúc đi những phần không cần in. Ngày nay, với việc mở rộng quan niệm về nghệ thuật khắc gỗ và sự hỗ trợ của công nghệ mới, ván in gỗ có thể được chế bằng nhiều cách thức, phương tiện và dụng cụ khác nhau. Khi sử dụng các công cụ, vật liệu sản xuất ra để phục vụ những công việc dân dụng thường nhật, máy móc khoan cắt hiện đại hay công nghệ tách màu điện tử vào việc chế bản ván in gỗ thì rõ ràng là thực hành tranh khắc gỗ đã bao hàm dặc trưng thứ tư và thứ năm của nghệ thuật đương đại: sử dụng chất liệu thường nhật, ứng dụng công nghệ mới. Ngoài một số loại gỗ vẫn được dùng từ trước tới nay để khắc ván in, ngày nay họa sỹ tranh in đã sử dụng các loại gỗ nhân tạo như gỗ dán, ván ép từ hỗn hợp bột gỗ. Sử dụng gỗ nhân tạo là điều kiện tiên quyết trong việc thể hiện một tranh khắc gỗ khuôn khổ lớn. Bên cạnh dao khắc gỗ chuyên dụng, để chế một ván in tranh khắc gỗ, người ta còn dùng các dụng cụ để cạo rỉ sắt, máy khoan với nhiều loại mũi khoan khác nhau, máy cắt CNC công nghệ cao… thậm chí cả các loại dao kéo dùng trong chế biến thực phẩm. Những phương cách tạo ván in mới nói trên trong thực hành nghệ thuật khắc gỗ ngày nay, một mặt là biện pháp giải tỏa nhu cầu tạo hình mới, đa dạng và phức tạp về tính chất biểu hiện; mặt khác – tạo ra thẩm mỹ mới cũng như sự thay đổi lớn trong quan niệm và cách đánh giá tranh khắc gỗ. Về kỹ thuật in ấn, tuy không phong phú như kỹ thuật chế ván in, nhưng cũng đã đạt được bước tiến quan trọng. Ngoài kỹ thuật in tay và in rập truyền thống dung cho ván in khuôn khổ không lớn, ngày nay họa sỹ tranh in đã có thể in tranh kích thước “khổng lồ” nhờ máy in trục lăn và các thiết bị đặt giấy in khổ lớn. Thực chất, những mở rộng về chất liệu, công nghệ, phương tiện chế ván in và in ấn đã là tiền đề dẫn đến sự phong phú, đa dạng về hình thức, phong cách tạo hình trong nghệ thuật tranh khắc gỗ mới. Những mở rộng ấy hướng tới mục tiêu đáp ứng tính đa nguyên trong quan niệm nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu biểu lộ nội dung, ý tưởng đa chiều, đa nghĩa và không ít phức tạp trong thực hành nghệ thuật đương đại. 3. Khắc phá bản gỗ - kỹ thuật ưu việt trong thực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRANH KHẮC GỖ MỚI - PHƯƠNG TIỆN MỞ RỘNG THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI TRANH KHẮC GỖ MỚI - PHƯƠNG TIỆN MỞ RỘNG THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI 1. Tranh khắc gỗ trong thực hành nghệ thuật đương đại Nghệ thuật tranh khắc gỗ là nghệ thuật lâu đời nhất trong các thể loại tranh in. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, ngày nay tranh khắc gỗ đã thay đổi rất nhiều về kỹ thuật, hình thức và chức năng nghệ thuật. Những thay đổi căn bản về chất liệu, phương tiện, kỹ thuật chế bản và in ấn đã đem lại cho thể loại tranh khắc lâu đời nhất này một sức sống hoàn toàn mới và mang tính thời đại. Su Yingchun-Mặt nạ II-khắc gỗ, 140x90cm,2008 Thực hành nghệ thuật đương đại đã không còn xa lạ với nghệ sỹ và công chúng. Trên thế giới, việc thực hành nghệ thuật đương đại bằng tranh in đã thịnh hành trong mấy thập kỷ gần đây và ở Việt Nam cũng đã xuất hiện một vài trường hợp hiếm hoi. Mặc dù “già tuổi” nhất trong các thể loại tranh in, nhưng xét về chất liệu và phương tiện chế bản, in ấn thì nghệ thuật khắc gỗ lại có nhiều tiềm năng nhất trong việc đáp ứng các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật đương đại. Các đặc trưng đó là: a/ Thách thức truyền thống và thẩm mỹ đã định hình; b/ Chấp nhận sự đa nguyên trong quan niệm nghệ thuật; c/ Đề cao vai trò của sự liên kết giữa vật thể với môi trường xung quanh và giữa các vật thể với nhau; d/ Sử dụng chất liệu, phương tiện từ cuộc sống thường nhật; e/ ứng dụng công nghệ đương đại. Nếu như trước đây, khi nói đến tranh khắc gỗ, chúng ta đều hình dung tới loại hình nghệ thuật được in trên giấy có kích thước khiêm tốn, có ngôn ngữ tạo hình đường nét và mảng phẳng đơn giản, mang nhiều tính trang trí và thường được trưng bày trong khung kính… Những hình dung đó đã và đang bị thách thức bởi các điều kiện và khả năng sáng tạo mới, rất đương đại, trong sáng tác tranh khắc gỗ hôm nay. Bằng các chất liệu và kỹ thuật chế ván in mới, tranh khắc gỗ ngày nay có thể truyển tải được tất cả những gì mà hội họa có thể thực hiện. Từ bút pháp tả thực thâm diễn đến bút pháp biểu hiện, ấn tượng…, từ phong cách hiện thực đến trừu tượng…, từ những ý tưởng giản dị đến các ý tưởng điên khùng nhất của nghệ thuật chúng ta đều có thể thấy trên các bản in tranh khắc gỗ nhiều màu cỡ lớn qua “dao pháp” của họa sỹ tranh in. Bên cạnh sự phong phú về bút pháp và sự thay đổi sâu sắc về thẩm mỹ, tranh khắc gỗ không chỉ được chiêm ngưỡng như một tác phẩm tĩnh trong khung kính. Nó đã thực sự “lột xác” trong các sắp đặt trong nhà hay ngoài trời. Tranh khắc gỗ đã đi từ mặt phẳng hai chiều lên thành vật thể ba chiều. Khi kết hợp với môi trường xung quanh và với các yếu tố khác, hình ảnh in từ ván gỗ đã có một đời sống khác, đa dạng và đa nghĩa, có thể kể câu chuyện rộng hơn, sinh động hơn. Thoát ra khỏi khung kính hay cặp đựng của nhà sưu tập, tranh khắc gỗ trở nên gần gũi và đủ khả năng tương tác với công chúng như bất kỳ thành phần nào của một tác phẩm sắp đặt hay trình diễn. 2. Sự mở rộng về phương tiện, chất liệu, kỹ thuật chế bản và in ấn - tiền đề cho thực hành nghệ thuật khắc gỗ đương đại Kỹ thuật chế bản và in tranh khắc gỗ thuộc phương pháp in nổi (relief print). Xét về bản chất, kỹ thuật chế bản gỗ là quá trình tác động làm thay đổi bề mặt phẳng nhẵn vốn có của ván (tấm) gỗ. Quá trình làm thay đổi đó được thực hiện bởi họa sỹ hay thợ khắc bằng các phương tiện, dụng cụ có thể khoét sâu hay bào mòn một phần mặt gỗ. Trước đây, để làm một ván in gỗ người ta dùng các loại đục và dao khắc gỗ để xúc đi những phần không cần in. Ngày nay, với việc mở rộng quan niệm về nghệ thuật khắc gỗ và sự hỗ trợ của công nghệ mới, ván in gỗ có thể được chế bằng nhiều cách thức, phương tiện và dụng cụ khác nhau. Khi sử dụng các công cụ, vật liệu sản xuất ra để phục vụ những công việc dân dụng thường nhật, máy móc khoan cắt hiện đại hay công nghệ tách màu điện tử vào việc chế bản ván in gỗ thì rõ ràng là thực hành tranh khắc gỗ đã bao hàm dặc trưng thứ tư và thứ năm của nghệ thuật đương đại: sử dụng chất liệu thường nhật, ứng dụng công nghệ mới. Ngoài một số loại gỗ vẫn được dùng từ trước tới nay để khắc ván in, ngày nay họa sỹ tranh in đã sử dụng các loại gỗ nhân tạo như gỗ dán, ván ép từ hỗn hợp bột gỗ. Sử dụng gỗ nhân tạo là điều kiện tiên quyết trong việc thể hiện một tranh khắc gỗ khuôn khổ lớn. Bên cạnh dao khắc gỗ chuyên dụng, để chế một ván in tranh khắc gỗ, người ta còn dùng các dụng cụ để cạo rỉ sắt, máy khoan với nhiều loại mũi khoan khác nhau, máy cắt CNC công nghệ cao… thậm chí cả các loại dao kéo dùng trong chế biến thực phẩm. Những phương cách tạo ván in mới nói trên trong thực hành nghệ thuật khắc gỗ ngày nay, một mặt là biện pháp giải tỏa nhu cầu tạo hình mới, đa dạng và phức tạp về tính chất biểu hiện; mặt khác – tạo ra thẩm mỹ mới cũng như sự thay đổi lớn trong quan niệm và cách đánh giá tranh khắc gỗ. Về kỹ thuật in ấn, tuy không phong phú như kỹ thuật chế ván in, nhưng cũng đã đạt được bước tiến quan trọng. Ngoài kỹ thuật in tay và in rập truyền thống dung cho ván in khuôn khổ không lớn, ngày nay họa sỹ tranh in đã có thể in tranh kích thước “khổng lồ” nhờ máy in trục lăn và các thiết bị đặt giấy in khổ lớn. Thực chất, những mở rộng về chất liệu, công nghệ, phương tiện chế ván in và in ấn đã là tiền đề dẫn đến sự phong phú, đa dạng về hình thức, phong cách tạo hình trong nghệ thuật tranh khắc gỗ mới. Những mở rộng ấy hướng tới mục tiêu đáp ứng tính đa nguyên trong quan niệm nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu biểu lộ nội dung, ý tưởng đa chiều, đa nghĩa và không ít phức tạp trong thực hành nghệ thuật đương đại. 3. Khắc phá bản gỗ - kỹ thuật ưu việt trong thực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tranh khắc gỗ nghệ thuật tạo hình nghệ sĩ điêu khắc tác phẩm điêu khắc điêu khắc gia trường phái nghệ thuật tượng nghệ thuậtTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
157 trang 0 0 0
-
179 trang 0 0 0
-
9 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
85 trang 0 0 0
-
97 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý sử dụng vốn ODA của chính quyền tỉnh Lào Cai
108 trang 0 0 0 -
132 trang 0 0 0
-
Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 807
2 trang 2 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hai Bà Trưng
6 trang 0 0 0