Danh mục

TRANH KHẮC GỖ - TÍNH CHUYÊN NGHIỆP HAY LÀ KHÔNG? HAY LÀ KHÔNG?ĐINH LỰC-Quê hương II - khắc

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.56 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tranh khắc gỗ là một chất liệu sáng tác đồ họa truyền thống của Việt Nam. Trước kia, chúng ta có những phường thợ chuyên khắc tranh và những làng khắc tranh mang tính chuyên môn hóa cao. Bây giờ những phường khắc tranh đó vẫn còn nhưng chỉ là khắc dấu, con giống hoặc những khuôn hình do khách hàng đặt. Còn các làng làm tranh truyền thống trước kia cũng đã chuyển mình, đối tượng phục vụ chủ yếu là người nước ngoài, quy mô làm tranh cũng hẹp, họ chuyển sang làm nghề mã nhiều hơn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRANH KHẮC GỖ - TÍNH CHUYÊN NGHIỆP HAY LÀ KHÔNG? HAY LÀ KHÔNG?ĐINH LỰC-Quê hương II - khắc TRANH KHẮC GỖ - TÍNH CHUYÊN NGHIỆP HAY LÀ KHÔNG? ĐINH LỰC-Quê hương II - khắc gỗ màu Tranh khắc gỗ là một chất liệu sáng tác đồ họa truyền thống của Việt Nam. Trước kia, chúng ta có những phường thợ chuyên khắc tranh và những làng khắc tranh mang tính chuyên môn hóa cao. Bây giờ những phường khắc tranh đó vẫn còn nhưng chỉ là khắc dấu, con giống hoặc những khuôn hình do khách hàng đặt. Còn các làng làm tranh truyền thống trước kia cũng đã chuyển mình, đối tượng phục vụ chủ yếu là người nước ngoài, quy mô làm tranh cũng hẹp, họ chuyển sang làm nghề mã nhiều hơn in tranh. Do vậy, số người làm tranh khắc gỗ ngày càng ít đi. Đối với các họa sỹ hiện đại lựa chọn chất liệu khắc gỗ để sáng tác không phải đơn giản cho đa số, cũng có thể để thử nghiệm, cũng có thể vì hứng thú hay vì thỉnh thoảng mới làm theo tính thời cuộc. Nhưng rốt cuộc, số họa sỹ duy trì công việc sáng tác trên chất liệu này vẫn chiếm thiểu số. Nếu tính đến số họa sỹ chuyên làm tranh khắc có lẽ cũng chỉ tính trên đầu ngón tay, người làm tranh đen trắng càng ít. Tranh khắc gỗ trở thành một chất liệu xa xỉ, vì gỗ để làm tranh bây giờ không dễ kiếm, các họa sỹ chuyển sang dùng ván ép để khắc nhiều hơn, thời gian để làm ra một tác phẩm lại lâu vì phải qua một công đoạn khắc mất nhiều thời gian và khoảng thời gian cảm xúc có thể làm mất dần đi do phải chuyển tải qua nhiều công đoạn từ việc làm phác thảo, đến việc chuyển phác thảo sang gỗ, rồi khắc, in. Điều này cũng khiến cho việc sáng tác trên chất liệu này đã kén người lại càng hiếm hơn. Nếu so sánh số hội viên chuyên ngành đồ họa với chuyên ngành hội họa là 1/10, đủ để thấy số người theo đuổi chất liệu đồ họa ít, trong số đó số họa sỹ gắn liền tên tuổi mình với nghiệp tranh khắc có thể kể đến như họa sỹ Trần Nguyên Đán, Đỗ Đức, Mai Khanh, Nguyễn Nghĩa Duyện, Trần Tuyết Mai... Nhưng cũng đáng mừng vì mấy năm gần đây, hội viên hội đồ họa đang trẻ hóa dần, họ ý thức trong việc chuyên môn hóa chất liệu lựa chọn sáng tác và bắt đầu thể hiện tính chuyên sâu của mình qua từng chất liệu như Nguyễn Nghĩa Phương, Lê Quốc Việt, Vũ Đình Tuấn, Hoàng Minh Phúc, Lý Trần Quỳnh Giang... Điều này cũng là những dấu hiệu tốt cho lĩnh vực tranh khắc, báo hiệu những điều hay cho nghệ thuật đồ họa trong quá trình hội nhập thế giới. Khi giới trẻ ý thức được nghề, theo đuổi thể loại tranh khắc như là một cái thú, một cuộc chơi, một niềm đam mê thậm chí cao hơn nữa là một sứ mệnh thì chắc chắn những tác phẩm họ làm ra sẽ đẹp, trước hết là cho họ sau là cho công chúng. Nói thì đơn giản như vậy, nhưng để làm được điều này, mỗi họa sỹ trong họ phải đáp ứng một loạt yêu cầu mà bản thân nghề nghiệp đặt ra. Đó là, sự toàn tâm toàn ý với nghề, điều này cũng khó vì buộc anh phải chia sẻ quỹ thời gian, sự chú tâm và năng lượng sáng tạo dành cho nghệ thuật của mình, tính kỷ luật trong lao động nghề nghiệp và tính liên tục của hoạt động nghề nghiệp. Nói chung trong mọi hoạt động nghề nghiệp, người được coi là chuyên nghiệp phải là người duy trì được liên tục công việc của mình. Qua đó và chỉ qua đó anh ta mới đảm bảo được sự mài sắc các kỹ năng nghề nghiệp cũng như sự ổn định cần thiết trong lao động nghề nghiệp. Vì thế, thật khó vì những họa sỹ đồ họa ngày nay phải đứng trước một vấn đề to tát vì trong thời đại hội nhập quốc tế, không có đất cho tính không chuyên nghiệp. [1]. Trong khi đó, nghệ thuật đồ họa tranh khắc trên thế giới đã có những bước tiến rất dài mà thách thức đặt ra cho những họa sỹ theo đuổi tranh khắc gỗ nói riêng, họa sỹ đồ họa nói chung là phải tự trau dồi mình, nâng cao chất lượng tác phẩm bằng cách chuyên sâu hóa công việc mình đang theo đuổi. Do vậy, nhà văn L.Ron Hubbard có nói: Những người thành công duy nhất trong bất cứ diễn trường nào, tính luôn ngay cả cuộc sống, là những ai mà có một quan điểm chuyên nghiệp và tự lập là những nhà chuyên gia. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến thể loại đồ họa tranh khắc với chất liệu là khắc gỗ thôi, vì đây là loại tranh được coi là truyền thống dựa trên cơ sở các làng tranh dân gian, còn những thể loại khác xin được đề cập đến trong những bài viết sau. Hoàng Minh Phúc 6/2009 ...

Tài liệu được xem nhiều: