Danh mục

Tranh LÝ TRỰC SƠN: Giọt nước mắt đàn ông

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 579.68 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mấy năm trước, tôi đi tập lái xe hơi, trên cái xe tập lái có mỗi một cái đĩa nhạc trẻ. “Thầy” dạy lái ít hơn tôi vài tuổi, đang thất tình hay sao thì phải, cứ lên xe là chàng ta bật cái đĩa nhạc trẻ đó, và nghe đúng một bài. Các bạn có tưởng tượng suốt ba tháng giời tôi phải nghe đi nghe lại một bài hát là bài Tình yêu nào phải trò chơi 2 thì lời hát nó dính nhằng vào óc tôi cỡ nào; trong đó có nhớ câu; “Giọt nước mắt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tranh LÝ TRỰC SƠN: Giọt nước mắt đàn ông Tranh LÝ TRỰC SƠN: Giọt nước mắt đàn ông.Mấy năm trước, tôi đi tập lái xe hơi, trên cái xe tập lái có mỗi một cáiđĩa nhạc trẻ. “Thầy” dạy lái ít hơn tôi vài tuổi, đang thất tình hay sao thìphải, cứ lên xe là chàng ta bật cái đĩa nhạc trẻ đó, và nghe đúng mộtbài. Các bạn có tưởng tượng suốt ba tháng giời tôi phải nghe đi nghe lạimột bài hát là bài Tình yêu nào phải trò chơi 2 thì lời hát nó dính nhằngvào óc tôi cỡ nào; trong đó có nhớ câu; “Giọt nước mắt đàn ông/ Thấmsâu tận đáy lòng/ Thương tình mình long đong,…”. Hôm nay, viết bàivề việc thưởng ngoạn tranh của họa sĩ Lý Trực Sơn trong triển lãm Giảthiết (bày tại Âu Cơ Gallery từ 5 – 25. 12), tự nhiên mấy câu hát sầuđời của các “giai trẻ” đó lại bật lên trong đầu tôi, để tôi “khởi tứ”…1.Lý Trực Sơn là một người hiền, theo nghĩa đơn giản nhất của từ “hiền’này. Ai giao tiếp với ông cũng nhận được cảm giác vui vẻ, nâng đỡ. Tôinghĩ vậy. Bạn hữu, đàn em, các thế hệ sau đều có thể trò chuyện vui vẻ,thậm chí có thể đôi khi bỡn cợt được, mà ông cũng không bận tâm.Bởi, hình như ngoài mối quan hoài đăm đắm về ý nghĩa và sức mạnhcủa nghệ thuật, ông khá giản dị và nâng niu đời sống “nhân gian” tựnhiên xung quanh, thích tán tụng và khen ngợi để người ta vui lòng.Nếu có phê, dèm thì cũng buồn cười chứ không ác. Chẳng thế mà ôngđể lại không ít giai thoại về sự “tán tụng nhầm”..Từng được có một vài chuyến du hành cùng ông, nghe ông nói chuyện,tôi nảy ra một ý thế này: trong truyện chưởng Kim Dung có nhân vậtLão Ngoan Đồng Châu Bá Thông khi buồn nghĩ ra phép “phân thân nhịdụng” lấy tay mặt đánh nhau với tay trái để giải buồn (từ sau đó sángchế ra môn võ công Song thủ hỗ bác có một không hai). Thì, nếu nhưhọa sĩ Lý Trực Sơn có… hai cái miệng, hẳn hai cái miệng của ông cũngtranh nhau biện luận nghệ thuật suốt ngày để giải khuây. Vì cãi nhauvới người khác ông rất chóng nhận thua. Với chiến hữu sắc sảo giỏibiện bác, với đàn em nanh nọc, với thế hệ con cháu láu cá… ôngthường giữ thế thua, gật đầu khen phải để giữ hòa khí là chính. Còn tôinghĩ thầm (nghĩ thầm thế thôi), hai ba dòng tâm tư trong ông đã “cãi”nhau đủ mệt, cãi nhau với bên ngoài làm gì. Ông liên tục phát kiến,biện bác, và rồi tự phủ định, hoặc quên. Trong mớ những phát kiếnhoặc chiêm nghiệm (có lẫn cả vào những tán tụng nhầm) mà ông phátngôn được ra thi thoảng có những nhận định cực kỳ độc đáo (thậm chícó những nhận định mang tính phương pháp luận hết sức thú) mà tôi cóliệt kê ra đây thì cũng nhiều vô thiên lủng… Bạn bè, đàn em, đàn họctrò cứ vô tư trích lại những phát kiến hay ho ấy của ông trong các cuộctrò chuyện khác. Người tự trọng thì có “trích nguồn” hẳn hoi, còn đa sốvô tư nhắc lại lời ông Sơn như là mình nghĩ ra (hiện tượng này tôi thấynhư một đặc trưng nào đó trong các câu chuyện nghệ thuật ở ta. Người“phun” được ra các câu hay, ý hay, nhận định thông minh bằng tư duyđộc lập thì rất ít. Còn cánh nghe hóng, xài lại, nói y như của mình nghĩra lâu thành quen, thì rất nhiều). Một vài lần tôi cũng có ghi lại ý củaông Sơn vào sổ, ở đây nhớ tạm một câu thế này: “Những người bánbánh mì (dù ở bất cứ đâu trên thế giới) thường rất lành, tươi; vì họngửi mùi bánh mì suốt ngày. Còn những kẻ lưu manh thì sợ hãi vănhóa. Vì chúng cảm thấy thấp hơn và không hiểu được”..2.Nằm trong thế hệ cầu nối của mỹ thuật chuyển tiếp từ các “Sáng,Nghiêm, Liên, Phái” đến Đổi Mới. Họa sĩ Lý Trực Sơn thuộc lứa xêmxêm đồng niên hoặc đồng khóa với một loạt các tên tuổi như Đào MinhTri, Ca Lê Thắng, Thành Chương, Mô Lô Kai, Lò An Quang, Đỗ ThịNinh, Chu Thị Thánh… Họ là thế hệ đầu tiên của lớp Trung cấp 7 năm– là những “thiếu sinh quân mỹ thuật” sinh ra trong kháng chiến chốngPháp cuối những năm 40, đầu những năm 50 và trưởng thành trongkháng chiến chống Mỹ. Vào trường từ khi 12, 13 tuổi, vừa học vẽ vừahọc văn hóa, thầy dạy của họ là những họa sĩ thuộc khóa Kháng chiếnhoặc khóa Tô Ngọc Vân như Vũ Giáng Hương, Trần Lưu Hậu… Tứclà thế hệ “đích truyền rớt” cuối cùng của trường họa Mỹ thuật ĐôngDương.Nhìn qua giá trị quy ước của thế hệ, thì thấy dường như thế hệ “thiếusinh quân mỹ thuật” này nhận về mình nhiều thất bại hơn là thành công(bởi họ phải làm trụ cầu nối tới Đổi Mới). Thời gian họ sinh ra vàtrưởng thành trọn vẹn trong hai cuộc kháng chiến. Thời gian trước ĐổiMới, tác phẩm của họ là những nhân tố tiền đề cho hội họa Đổi Mới,nhưng đến những năm 90, thì họ cũng đã đến tuổi “tứ thập bất hoặc’.Tuy sung sức và có độ chín bản lĩnh để sáng tác, nhưng phải chịu quánhiều hệ lụy cũng như quy ước thẩm mỹ và trách nhiệm xã hội ở thờiđiểm ấy. Trẻ vừa qua, nhưng già chưa tới, cái sự già lão xơ cứng thìchưa, nhưng cái liều lĩnh mạo hiểm “ôm bộc phá” của tuổi 30 nhưnhóm “Gang of five” lúc đó cũng không còn. Những người tạo dựngđược tên tuổi trong thế hệ ấy tự bứt phá mỗi người một cách thế nào đóđể nhìn lại có được một “nhân thân nghệ thuật” tự đào luyện tri thứ ...

Tài liệu được xem nhiều: