Danh mục

Tranh Papunya 'Bên ngoài sa mạc'

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.53 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lần đầu tiên, những bức tranh Papunya Tula của thời kì đầu- những năm 70 đến đầu những năm 80, thập kỉ đóng vai trò quyết định đối với trào lưu nghệ thuật Tây sa mạc được tập hợp và trưng bày cho công chúng. Nếu như tranh Papunya với chấm đốt đồng nhất với biểu tượng của nước Úc, phong cách Papunya mang tính ‘quốc gia’ thì lại rất ít người biết đến lịch sử và văn hóa nằm bên dưới sự phát triển của trường phái nghệ thuật này. Triển lãm Tranh Papunya “Bên ngoài sa mạc”...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tranh Papunya “Bên ngoài sa mạc” Tranh Papunya “Bên ngoài sa mạc”Lần đầu tiên, những bức tranh Papunya Tula của thời kì đầu- những năm 70 đếnđầu những năm 80, thập kỉ đóng vai trò quyết định đối với trào lưu nghệ thuậtTây sa mạc được tập hợp và trưng bày cho công chúng.Nếu như tranh Papunya với chấm đốt đồng nhất với biểu tượng của nướcÚc, phong cách Papunya mang tính ‘quốc gia’ thì lại rất ít người biết đến lịch sửvà văn hóa nằm bên dưới sự phát triển của trường phái nghệ thuật này.Triển lãm Tranh Papunya “Bên ngoài sa mạc” cho chúng ta lần lại về nguồn gốccủa phong trào nghệ thuật Papunya qua bộ sưu tập độc nhất vô nhị của Bảo tàngQuốc gia Úc.Papunya là gì và vì sao nó lại đóng vai trò quan trọng đến thế trong lịch sử nghệthuật nước Úc?Trại định cư Papunya TulaPapunya Tula nằm gần vùng nhiệt đới, 260 cây số về phía Tây của AliceSpring.Đó là mảnh đất của Tjala, các vị Tổ tiên Kiến Mật. Dưới mặt đất, những đàn kiếnmật tần tảo kết dính hàng triệu hốc nhà trong bóng tối. Trong nhiều thập kỉ,mảnh đất này cũng như nhiều vùng Lãnh thổ phía Bắc ( NorthernTerritory) vẫn ở bên ngoài ảnh hưởng của những người truyền giáo và cha cố. Lẽra, việc thiết lập vùng định cư phải được thực hiện chậm hơn rất nhiều so với cơnbão nhiệt đới, nhưng trên thực tế nó đã xảy ra dữ dằn, bạo liệt như chính cơn bãonày.Được thiết lập vào cuối năm 1959, Papunya là vùng định cư cuối cùng trong dựđịnh đầy tham vọng của chính phủ ở Lãnh thổ phía Bắc ( Northern Territory)nhằm tập trung các nhóm người tản mát khắp sa mạc khác nhau về ngôn ngữ, vănhoá và kinh nghiệm lịch sử vào một nơi. Trại định cư Papunya gồm có 5 bộ lạcchính: Aranda, Anmatjira Aranda, Wailpri, Loritja và Pintupi. Vào đ ầu những năm1960, nhiều người Pintupi đến Papunya. Những người này sống chủ yếu bằng sănbắn, rất ít giao tiếp với thế giới bên ngoài.Bức Honey Ant Hunt 1975Tim Leura TjapaltjarriMàu tổng hợp trên vải 1995 x 1710mmBa ngọn đồi ở Papunya là địabàn của Kiến Mật Tổ tiên, chúngchỉ ra nơi mà các vị tổ tiên này annghỉ sau các chuyến đi trong thờiDreamtime. Mạng lưới dưới mặtđất của kiến được xem như tula (nơitụ gặp). Trên mặt đất, bên trênnhững điểm tụ gặp này, các điệumúa corroborees diễn lại cácchuyến hành hương của tổ tiên vàcầu các vị Kiến mật Tổ tiên phù hộcho con cháu được sinh ra tại đấtnày. Kiến mật được xem như Tổtiên lý tưởng, để biểu dương sựTuyệt đối của các vị tổ tiênnày, Tjapaltjarri đã vẽ các đường đivà các tula đối xứng nhau.Hơn 1000 người Anmatjir Aranda, Wailpri, Loritja và Pintupi b ị cai quản bởikardiya (da trắng). Yapa, những người thợ săn quen với các hành trình khôngngưng nghỉ bị cầm tù trong tình trạng bế tắc, bị cắt đứt với nguồn năng lượng tâmlinh từ đất mẹ. Kanta, những người phụ nữ, thay bằng việc hái lượm quả, hạt, cỏcây, cà chua rừng, hành, mận…lại buộc phải xếp hàng nhận khẩu phần ăn, rồi ăntrong căng-tin tập thể thay bằng ngồi bên đống lửa. Tâm hồn của họ vẫn còn thuộcvề đất mẹ tổ tiên được sinh ra từ Jurkurrpa Dreaming. Sự pha tạp lẫn lộn của cáctoà nhà hành chính, các đồ hộp, kim loại, nhựa, lều trại và những con đường bẩnthỉu làm cho cuộc sống hàng ngày của họ trở thành phi lý.Geoffray Bardon ( 1940-2003)Nói đến tranh Papunya trong giai đo ạn đầu thì không thể không nhắc đến GeoffreyBardon, người mà sự ra đời và trưởng thành của trường phái nghệ thuật này phảichịu ơn.Lúc đầu ông học luật, sau đó bỏ trường luật học nghệ thuật ở trường Nghệ thuậtquốc gia. Tốt nghiệp năm 1966, ông làm thầy giáo dậy vẽ và nghệ thuật ở một sốtrường trung học cho đến khi niềm say mê nghệ thuật Thổ dân kéo ông về Tây samạc. Thầy giáo dạy vẽ trẻ lúc đó chỉ có một ước mơ: được sống với những ngườibản xứ. Với nhiều cố gắng và quyết tâm, cuối cùng thì G. Bardon cũng được điềuđến Papunya vào năm 1971.Ảnh của bức Trial by fire 1975Tim Leura TjapaltjarriMàu tổng hợp trên vải 1694 x 3385mmSau khi nhập môn, người tập sựphải chứng tỏ khả năng đi rừng.Người tập sự ở đây là một ngườiđàn ông tjapltjarri như nghệ sĩ. Thầydạy thử thách anh ta bằng cách đốtmột đám cháy rừng khi anh ta đangsăn. Khi lửa bùng lên thì hai cáibóng ghê sợ nhảy ra khỏi đám khói,tính mạng của anh ta bị đe doạ.Người đàn ông Tjapaltjarri dùng lửagiết chết một con chuột túi và tránhđược hiểm nghèo bằng cách đốt mộtđám lửa khác ở vùng cuối gió.Những khoảng bị đốt được thể hiệnbằng các hoạ tiết màu tro trong bứctranh.Khi G.Bardon đến Papunya thì ở đó có vào khoảng 1 400 người bản địa và 70người da trắng. Hầu hết người da trắng tỏ ra khinh miệt người bản địa, nhữngngười có lòng thương thì cũng không gần gũi với họ. Trong khi đó Bardon hoànhập với họ tức thì. Ông ăn cùng họ ở căng–tin, dẫn họ đi săn, mời họ đến phòngcủa mình chơi. Những người nắm quyền ở Papunya tức khắc tỏ thái độ bất bìnhđối với thầy giáo trẻ mới đến. Nhưng nhiệt tình, niềm say mê và lòng thương xótcủa Bardon lớn hơn tất cả những thái độ chống đối của họ. Nhìn thấy người bản ...

Tài liệu được xem nhiều: