Dân số Tây Tạng gốc chừng chiếm chưa đầy một nửa trên mảnh đất gần 4 triệu dân. Hầu như ở mọi địa điểm của thành phố khá hiện đại này, người Hán đều đóng vai trò chủ chốt, đặc biệt những năm gần đây khi chính phủ Trung Quốc đưa quân đội lên đây thì hình ảnh người lính Trung Quốc cầm súng lại càng nổi bật giữa khung cảnh nơi đây. Tuy thế, cũng vui là trong thời gian ngắn ngủi ở Lhasa, một trong những nơi hiếm hoi đậm đà vị Tây Tạng, tôi đã tìm thấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tranh Thangka Tây Tạng và Khi cuộc sống là đủ Tranh Thangka Tây Tạng – Khi cuộc sống là ĐỦDân số Tây Tạng gốc chừng chiếm chưa đầy một nửa trên mảnh đấtgần 4 triệu dân. Hầu như ở mọi địa điểm của thành phố khá hiện đạinày, người Hán đều đóng vai trò chủ chốt, đặc biệt những năm gần đâykhi chính phủ Trung Quốc đưa quân đội lên đây thì hình ảnh người línhTrung Quốc cầm súng lại càng nổi bật giữa khung cảnh nơi đây. Tuythế, cũng vui là trong thời gian ngắn ngủi ở Lhasa, một trong những nơihiếm hoi đậm đà vị Tây Tạng, tôi đã tìm thấy các cửa hàng tranhThangka.Khung & tranh truyền thống khi đang sáng tác (vẽ xong mới cắt ra,bo trên giấy riêng). Trong bộ phim Samsara cũng có hình ảnh chiếckhung tranh y chang như vậyLhasa “được” nhiều, mất cũng nhiềuLhasa “Tàu” hóa quá nhiều quá (có lẽ phải đi sâu hơn mới nhận lạiđược hơi thở nguyên sơ của vùng đất thiêng liêng mệnh danh là nócnhà thế giới này!) Sau hai ngày hối hả lê la chợ búa chui rúc vào nhữngcửa hàng bán buôn nằm trong hẻm chợ, tôi nhận ra ngay cả những đồlưu niệm đậm chất Tây Tạng nhất cũng được sản xuất ở Trung Quốc,riêng đồ dệt thì thường tới từ Nepal.Một góc cung điện Potala (phần cung điện trắng) nơi hàng chục nghìnhiện vật đã bị cướp điLại nói thêm, dù cao cheo leo ở nóc nhà thế giới, Tây Tạng vẫn “thâmhụt” kha khá sau Cách mạng văn hóa, 1/3 đồ vật tại cung điện Potalabiến mất, hơn 10,000 nhà sư bị thảm sát, Lạt ma thứ 14 cũng lưu vongsang xứ người (và giờ chỉ còn update đều đặn Wall Post trênFacebook!). Bù lại, nghe đồn cái Tây Tạng có thêm là 14,000 cameralắp chi chít song kín đáo tại mọi điểm nhạy cảm. Dọc đường tới hồNamtso, lính tráng rải một vệt dài đến 5km, khách du lịch cứ nhìn thỏacon mắt (nhưng không được chụp ảnh!), và tại Lhasa, những trạm gácnho nhỏ chừng 2, 3 thì lính rất nhiều!Chỉ tới khi tình cờ bước vào cửa hàng tranh Thangka nọ trên phố tôimới chợt cảm thấy thêm một mạch đập Tây Tạng vẫn đang nóng ấmnơi đây.Một bức tranh Thangka khá đặc trưngHai bức tranh Thangka BUỘC-PHẢI-XEMTới Tây Tạng không xem tranh Thangka thì phí quá, xem mà bỏqua hai bức này lại càng phí hơn!Bức thứ nhất: bản đồ!Bức thứ nhất trông như một bản đồ vùng đất có đường bao mang hìnhdáng người phụ nữ đang nằm, dáng chân, tay khá động trên điểm tựa làmặt lưng đặt vững chãi. Bức tranh “bản đồ” này thể hiện khá nhiềungôi chùa, đền. Ở đúng vị trí trung tâm – nơi trái tim– là ngôi đềnJokhang thiêng nhất Tây Tạng (ở trung tâm thành phố Lhasa). Các vị trítrọng yếu được đánh dấu bằng nhiều ngôi đền, chùa khác nhau. Ngườita nói rằng Tây Tạng đang giữ sự ổn định cho không chỉ vùng đất nàymà cả thế giới. Chỉ một thay đổi nhỏ khiến dáng người đang nằm kia bịlệch, thế giới sẽ chao đảo, động đất, núi lửa, lũ lụt! Và bởi thế mọi ngôiđền, chùa ở đây đều đóng vai trò như chiếc đinh gim, giữ gìn sự cânbằng, sự ổn định cho thế giới!!! Choáng toàn tập.Tôi buột miệng hỏi “Vậy nước Nhật động đất thường thế liệu có thể tớiđây xin xây chùa trấn không?”. Anh họa sĩ người Tạng gật đầu đầynhưng nói thêm rằng, thuật trấn đất – được thực hiện bởi những nhà sưcao tay nhất – rất thiêng liêng, song người Tây Tạng cũng tin vàokarma, vào những điều phải xảy ra nên nếu con người không thân thiệnvới thiên nhiên, thì cũng nên đón đợi hậu quả tất yếu. Triết kinh!Dù sao, đây cũng là một trong vô vàn ví dụ về nếp sống thuận với thiênnhiên của người Tây Tạng. Rất tiếc bức tranh khổ lớn tôi xem ở bảotàng Lhasa (miễn phí vé vào cửa) thì không chụp được, bảo tàng hạnchế ánh sáng tối đa để các vật trưng bày khỏi bị hỏng, chỉ le lói chútđèn chiếu. Còn bức tranh tại cửa hàng thì đang vẽ dở mới đi vài nétchính.... Bức tranh thứ 2 thu hút mọi con mắt trần tục lẫn... nghệ sĩ...Bức tranh thứ hai thu hút mọi con mắt trần tục lẫn… nghệ sĩ vì quáhiện đại: Phật ngồi chính giữa (như rất nhiều bức khác), trong lòng làmột cô gái ở truồng vòng tay ôm cổ, đang hôn Phật say sưa. Cô gáiđược vẽ màu trắng nổi bật trên nền da xanh của Phật. Bố cục kháthoáng tay so với các tranh khác, hình khối khái quát, mạnh mẽ và đầycảm hứng.Anh họa sĩ, tên Norbu, trò chuyện nôm na thế này: Mật tông Tây Tạngcó 4 nhánh chính (trong đó Hoàng giáo với các nhà sư đội mũ chỏmvàng như mào gà, tuy ra đời muộn song phát triển mạnh mẽ nhất tớingày nay). Trong những nhánh đã “tàn phai” có một nhánh lấy cựckhoái làm chân tu. Tiếc quá, nghe nói nhánh này đã tuyệt chủng!.Họa sĩ Norbu, 22 năm vẽ tranh Thangka tại gallery gia đình.Thangka – nghệ thuật của thái độ sốngThangka là một dòng tranh dân gian có nguồn gốc Nepal, theo châncông chúa Bhricuti tới Tây Tạng sau cuộc hôn nhân chính trị với TạngVương Sron Tsan Gampo (sau đó, Tạng vương lại cưới tiếp công chúaVăn Thành, nhà Đường). Trong đó nhánh tranh thờ Phật Giáo là mảngnổi bật nhất với những bức tranh chân dung, tranh kể chuyện như tíchLa Hán qua sông, Avalokitesvara với một biển lòng yêu thương, haychân dung guru Dragbo nhìn khá dữ tợn với ba m ...