Thông tin tài liệu:
Trẻ em và bệnh timBệnh tim chỉ là bệnh của người già? Hãy nghĩ lại. Trẻ cũng có nguy cơ này, đặc biệt nếu chúng ít vận động và thừa cân. Mặc dù những ảnh hưởng tiêu cực của béo phì sẽ tăng dần theo tuổi tác nhưng đừng vì thế mà mong bé thật mũm mĩm, bụ bẫm.Cân nặng có thể dẫn tới vấn đề ở timHầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch liên quan với béo phì. Những người béo phì có nguy cơ tử vong do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ em và bệnh tim Trẻ em và bệnh timBệnh tim chỉ là bệnh của người già? Hãy nghĩ lại. Trẻ cũng có nguy cơ này, đặc biệtnếu chúng ít vận động và thừa cân. Mặc dù những ảnh hưởng tiêu cực của béo phìsẽ tăng dần theo tuổi tác nhưng đừng vì thế mà mong bé thật mũm mĩm, bụ bẫm.Cân nặng có thể dẫn tới vấn đề ở timHầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch liên quan vớibéo phì. Những người béo phì có nguy cơ tử vong do rất nhiều nguyên nhân trong đó cócả nhồi máu cơ tim, cao hơn 50% so với những có cân nặng bình thường (BMI trongkhoảng 18,5-24,9). Hầu hết các nguy cơ gia tăng là do nguyên nhân tim mạch. Béo phìliên quan với khoảng 112.000 trường hợp tử vong mỗi năm ở Mỹ.Một số nghiên cứu cho thấy trên 21% trẻ có các vấn đề về tim mạch có thể là do béo phì.Tỉ lệ này tăng theo tuổi.Dạy trẻ lối sống lành mạnhNhững yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tim rơi vào 2 nhóm: đó là nhóm có thể thay đổi đượcvà nhóm không thể “lay chuyển. Những yếu tố nguy cơ “cố hữu” gồm tuổi tác, gene vàgiới tính. Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được là cân nặng, hút thuốc, cholesterol,huyết áp, hoạt động thể lực, tiểu đường, stress và chất cồn.Vì thế việc hướng trẻ tới những kỹ năng sống khoa học, tốt cho sức khỏe rất quan trọngvì nó không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp, các hoạt động chức năng trong cơ thểmà còn có thể điều trị được bệnh tiểu đường týp 2.Tâm lý và cảm xúc rất quan trọngMặc dù béo phì tác động âm thầm đến sức khỏe trong nhiều năm đối với thanh thiếu niênnhưng những ảnh hưởng tâm lý cũng có thể tàn phá ngay tức thì. Mặc cảm mình béo ị,xấu xí sẽ khiến trẻ sống thu mình, ít giao lưu.Thừa cân cũng hủy hoại cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy trẻ thừa cân thường có xu hướng“lười, hay nằm ì, lừa người khác, ở bẩn, cẩu thả, ngốc nghếc”. Béo phì khi còn trẻ liênquan với kết quả học tập kém trong giai đoạn phổ thông và đại học; ít tạo được mối quanhệ và tiến tới hôn nhân…Ngoài ra, trẻ béo phì cũng có nguy cơ gặp các rắc rối sức khỏe ngay khi nhỏ như tănghuyết áp, kháng insulin, tiểu đường, đa nang buồng trứng.75% trẻ béo phì bị thừa cân khi trưởng thành. Béo phì ở người lớn liên quan với nhiềubệnh mãn tính và nguy hiểm.Trẻ cần được ủng hộ giảm cânTheo những nghiên cứu đáng tin cậy và các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa họccông tác tại các trường ĐH và bệnh viện trên khắp thế giới, béo phì là sự kết hợp của sinhhọc, môi trường và hành vi. Và cuộc cách mạng tạo ra thay đổi cân nặng theo hướng cólợi là ăn ít chất béo nhất có thể với giới hạn là dưới 20g chất béo/ngày; tích cực vận động(10.000 bước mỗi ngày) và tự kiểm soát bản thân trong ăn uống và luyện tập – viết nhậtký hằng ngày.Những cách phòng ngừa hiệu quảCác bậc cha mẹ cần giúp trẻ xây dựng các nguyên tắc sống lành mạnh theo các bướcchuẩn bị sau:- Cha mẹ cùng trẻ lên các kế hoạch chăm sóc sức khỏe, xây dựng thực đơn cân bằng, lànhmạnh.- Đưa trẻ tới cửa hàng rau quả để trẻ có cơ hội học hỏi về các nhãn hàng và cách lựa chọncác thực phẩm ít chất béo và calo nhất.- Tránh mua các thực phẩm ngoài thực đơn đã lên sẵn và tuân thủ nguyên tắc ít calo, ítchất béo.Các hoạt động khác giúp trẻ tăng cường vận động là đi bộ sang nhà hàng xóm, đi bộ tớitrường, đưa chó đi dạo vào buổi sáng; các trò chơi như đá bóng, ném bóng mà cả gia đìnhcó thể tham gia cho dù bạn không thích lắm.