Danh mục

Trẻ suýt tử vong vì bị nhược cơ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.51 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau hai tuần điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) vừa giành lại tính mạng cho một trẻ bị bệnh nhược cơ nặng song cha mẹ không biết trẻ có bệnh. Theo BS Minh Tiến, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, nhược cơ là bệnh hiếm gặp nhưng lại có thể gây tử vong do yếu liệt cơ hô hấp làm bệnh nhân khó thở, suy hô hấp. Biến chứng viêm phổi Bệnh nhi là bé Phương, 16 tháng tuổi, ngụ tại Phan Rang, Ninh Thuận. Theo BS Minh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ suýt tử vong vì bị nhược cơ Trẻ suýt tử vong vì bị nhược cơSau hai tuần điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM)vừa giành lại tính mạng cho một trẻ bị bệnh nhược cơ nặngsong cha mẹ không biết trẻ có bệnh.Theo BS Minh Tiến, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh việnNhi đồng 1, nhược cơ là bệnh hiếm gặp nhưng lại có thể gây tửvong do yếu liệt cơ hô hấp làm bệnh nhân khó thở, suy hô hấp.Biến chứng viêm phổiBệnh nhi là bé Phương, 16 tháng tuổi, ngụ tại Phan Rang, NinhThuận. Theo BS Minh Tiến, bệnh nhi nhập viện trong tình trạngho, khò khè, thở mệt, nhiều đàm nhớt họng miệng, không đi đứngđược. Trước đó, Phương đã được đưa vào bệnh viện địa phương.Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi nặng, yếu liệt tứ chi chưarõ nguyên nhân. Sau khi xử trí cấp cứu đặt nội khí quản giúp thở,chích kháng sinh và chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Nhi đồng 1.Sau khi thăm khám cho bé Phương, thấy bệnh nhân có biểu hiệnliệt mềm các cơ tứ chi, không đối xứng, nhiều đàm nhớt ở miệngdo yếu liệt các cơ nuốt, sụp mi 2 bên và thực hiện test điều trị thửvới neostigmine (test thử bệnh nhược cơ- PV) cho thấy trẻ mở mắtđược, cử động tay chân khá lên nên các bác sĩ trong kíp trực đãnghĩ nhiều đến bệnh nhược cơ.Ngay lập tức, bệnh nhi được điều trị hỗ trợ hô hấp qua máy thở,tiếp tục dùng thuốc tăng lực cơ neostigmine phối hợp vớipyridostigmine, đặc biệt sử dụng thuốc globuline miễn dịch truyềntĩnh mạch cũng như các biện pháp khác như vật lý trị liệu hô hấp,dinh dưỡng qua ống thông dạ dày… Kết quả sau gần 2 tuần điều trịtích cực, bé Phương đã qua cơn nguy kịch, đã cai được máy thở vàtỉnh táo.Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng cứu sống một trường hợpbệnh nhi 11 tuổi, bị mắc bệnh nhược cơ. Giống như bé Phương,bệnh nhi 11 tuổi này được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới vớichẩn đoán viêm phổi nặng. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Nhi đồng 1,các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh nghi ngờ bệnh nhân bị bệnhnhược cơ do có biểu hiện yếu liệt tứ chi, sụp mi mắt nhẹ 2 bên,không tự thở được, phải giúp thở qua nội quản và thở máy. Sau 5ngày điều trị, bệnh nhân đã cai được máy thở, sức cơ tăng, taychân cử động tốt. Hiện bệnh nhân này đã được xuất viện.Theo BS Minh Tiến, nhược cơ là bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguyhiểm nếu không điều trị kịp thời. Trong các thể của bệnh nhược cơ,nhược cơ hô hấp là thể bệnh nặng nhất, biểu hiện là khó thở, nhịpthở nông, chậm, suy hô hấp… có thể khiến người bệnh tử vong nếukhông được cấp cứu kịp thời.Cách nhận biết bệnh nhược cơNhược cơ là cơ thể tự sản sinh ra các chất làm giảm khả năng vậnđộng của cơ. Đây là một loại bệnh lý thần kinh do tổn thương tạikhớp nối thần kinh.Theo BS Minh Tiến, biểu hiện của bệnh nhược cơ trên khuôn mặtlà tạo nên khuôn mặt lạnh như tiền do yếu cơ mặt làm bệnh nhânkhông có biểu hiện cảm xúc. Yếu cơ mắt làm mắt như sụp mi, nhìnmờ. Yếu cơ vùng hầu họng gây nuốt khó nói khó, khò khè nhiềuđàm nhớt. Yếu cơ tứ chi gây rối loạn vận động không đi đứngđược. Yếu liệt cơ hô hấp làm bệnh nhân khó thở, suy hô hấp.Bệnh nhược cơ tiến triển kéo dài và thất thường, không theo mộtquy tắc nào. Để chẩn đoán xác định bệnh nhược cơ, bệnh nhân dứtkhoát phải đến các bệnh viện để được làm các nghiệm pháp và xétnghiệm chẩn đoán như xét nghiệm miễn dịch, phản ứng điện – điệncơ, X-quang tuyến ức, sinh thiết cơ vân… mới có thể xác địnhchính xác căn bệnh này.Cũng theo BS Minh Tiến, hiện nay tiến bộ y học đã có nhữngthuốc điều trị cũng như những phương tiện điều trị hiệu quả nhưthuốc kháng men cholinesterase (neostigmine, pyridostigmine),globuline miễn dịch, thay huyết tương… giúp cải thiện tình trạngbệnh và giảm tỉ lệ tử vong rất nhiều. Tuy nhiên, BS Tiến vẫn lưu ýcác bậc phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện sụp mi, đi loạngchoạng, yếu chân hoặc tay hoặc cả tứ chi, nuốt khó, nuốt sặc, nóikhó, thở hổn hển… cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện sớm để đượcthăm khám, định bệnh chính xác và điều trị thích hợp để tránh tìnhtrạng liệt tứ chi. Các biểu hiện của bệnh nhược cơSụp mi: Là biểu hiện sớm nhất. Bệnh nhân bị sụp cả hai mí, thườngkhông đều nhau và sẽ nặng dần theo thời gian trong ngày (ngủ dậythường không rõ). Lúc này, người bệnh muốn nhìn thẳng thì phảingước đầu, cổ ngửa ra sau thì mới nhìn thấy được. Khi cơ mắt bịtổn thương, phản xạ đồng tử yếu.Tổn thương các cơ thuộc hành tủy (cơ nói, cơ nhai, cơ hô hấp,nuốt): Người bệnh bị teo lưỡi và run các thớ cơ. Nét mặt đờ đẫn,mất linh hoạt. Bệnh ngày một nặng khiến việc nhai nuốt của bệnhnhân trở nên khó khăn. Khi ăn, uống rất dễ bị sặc, không ăn đượcthức ăn đặc. Nếu bị nặng, hàm dưới trễ xuống phải dùng tay đỡ vàđẩy lên.Tổn thương các cơ ở chi và thân: Các cơ ở vai, cánh tay, ở vùnglưng và cơ gáy bị nhược khiến người bệnh không đứng và ngồiđược lâu. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: