Trẻ tự kỷ (1b)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ tự kỷ (1b) Trẻ tự kỷ (1b) TRẺ TỰ KỶ BS.Phan Thiệu Xuân Giang Định nghĩa theo ICD 10: Xếp các rối loạn phát triển lan toả từ F84.0đến F84.9 Các đặc tính đi kèm: *Xử lý cảm giác: -Trẻ quá nhạy cảm -Trẻ kém nhạy cảm *Thiên tài tự kỷ: Một số trẻ tự kỷ (khoảng 10%) có khả năng đặc biệtví dụ như nhớ được cả sổ điện thoại, tính toán những phương trình phức tạp,tạo ra các giai điệu, biết được ngày thứ mấy trong tuần khi cho biết ngày thángnăm, học được ngoại ngữ. Tuy nhiên hầu hết các trẻ tự kỷ đều có suy kém vềmặt nhận thức ở tất cả các lãnh vực. CÁC ĐẶC ĐIỂM: Tuổi khởi phát: Phải trước 3 tuổi, tuy nhiên rất khó để có thể chẩnđoán được tự kỷ trước 1 tuổi mặc dầu có những dấu hiệu tinh tế đã xuất hiện ởtuổi này. Các dấu hiệu cảnh báo tự kỷ: -Không biết cười lớn tiếng hoặc có những biểu lộ vui vẻ, thích thú khácở 6 tháng tuổi -Không chia sẻ qua lại với những âm thanh, nụ cười, hoặc biểu lộ nétmặt ở lúc 9 tháng -Không biết bập bẹ lúc 12 tháng -Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng -Không nói được cụm từ đôi một cách tự nhiên lúc 24 tháng ( khôngphải là nhại lời) -Không chú ý đến giọng nói của người khác vào lúc 24 tháng -Không nhìn vào mặt và mắt người khác lúc 24 tháng -Không biểu lộ quan tâm đến trẻ khác vào lúc 24 tháng -Không biết bắt chước vào lúc 24 tháng -Mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội ở bất kỳ tuổi nào Filipek và cộng sự (1999) liệt kê những quan tâm của cha mẹ có ý nghĩacảnh báo tự kỷ: -Quan tâm về xã hội: Không biết cười xã hội, chơi một mình, rất độclập, giao tiếp mắt kém, ở trong chính thế giới của trẻ, không hoà hợp, khôngquan tâm đến trẻ khác -Quan tâm về giao tiếp: Không đáp ứng khi gọi tên, không biết nói vớicha mẹ điều trẻ muốn, không theo hướng dẫn, giống như bị điếc, có lúc nghenhưng lúc khác lại không nghe, không biết chỉ hoặc vẫy tay chào tạm biệt Quan tâm về hành vi: Những cơn nổi giận, tăng động, không hợp táchoặc chống đối, không biết chơi với đồ chơi, lập đi lập lại , đi nhón gót, gắn bókhác thường với một số đồ chơi, xếp đồ cho thẳng hàng, quá nhạy cảm với mộtsố cảm giác xúc giác hoặc âm thanh, có những kiểu vận động ngón tay hoặc cơthể khác lạ. Tỷ lệ lưu hành: Khoảng 5/10.000, tuy nhiên thay đổi tuỳ theo nghiên cứu, những nghiêncứu gần đây cho thấy có sự gia tăng gấp 10 lần so với 20 năm trước ở Mỹ. Tỷlệ giao động khoảng từ 3,8-60/10.000. Tỷ lệ này còn cao hơn cả tiểu đườngtype I , mù, hội chứng Down, ung thư ở trẻ em. Hiện tại ở Mỹ có khoảng 1triệu người bị tự kỷ và tiêu tốn hàng năm cho các dịch vụ hết khoảng 90 tỷUSD.Theo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh (The Center for Disease Control), tỷ lệlưu hành năm 2007 ở Mỹ là 6-7 trẻ / 1000 (CDC,2007).Trẻ nhũ nhi có nguy cơbị tự kỷ được xác định ngày càng gia tăng và ở tuổi sớm hơn.Tuy nhiên cũngcó những trẻ không được chẩn đoán cho đến khi đi học mẫu giáo. Theo thốngkê của bệnh viện nhi đồng 1, TP.Hồ Chí Minh, số lượng trẻ tự kỷ được chẩnđoán tại đơn vị tâm lý gia tăng từng năm, năm 2003: 3 trẻ; năm 2004: 30 trẻ,năm 2005: 63 trẻ; năm 2006: 86 trẻ; năm 2007: 230 trẻ; 9 tháng đầu năm 2008:354 trẻ (BS.Phạm Ngọc Thanh và cộng sự, 2008). Tỷ lệ gia tăng này có thể làdo có sự chú ý hơn của các thầy thuốc và các câu hỏi để phát hiện ngày càngnhạy hơn, cũng một phần do các phương tiện truyền thông làm cho cha mẹ ýthức hơn về vấn đề phát triển của con mình và mang trẻ đi khám bệnh nhiềuhơn. Khi mức độ chính xác của hệ thống chẩn đoán gia tăng thì nhiều trẻ tự kỷđược chẩn đoán chính xác hơn.Hiện tại cũng có nhiều công cụ sàng lọc tự kỷcho tuổi nhũ nhi ( ví dụ: First Year Inventory; Reznick, Baranek, Reavis,Watson & Crais, 2007), công cụ sàng lọc dành cho trẻ dưới 24 tháng: M-CHAT, những thang sàng lọc khác như CARS (Eric Schober, Robert J.Reichler, Babara Rochen Renner),GARS ( Gilliam Autism Rating Scales) dànhcho trẻ lớn hơn, những thang này còn đánh giá luôn cả mức độ nặng nhẹ.Trongnhiều trường hợp, chẩn đoán có thể được thực hiện một cách đáng tin cậy ởgiai đoạn sớm khoảng 24 tháng tuổi ( Lord và cộng sự, 2006). Chẩn đoán sailầm hoặc chậm trễ trong chẩn đoán có thể là vấn đề nghiêm trọng vì sẽlàm mất cơ hội cho việc thực hiện các chương trình can thiệp sớm và làmgiới hạn kiến thức khoa học về quá trình phát triển sớm của trẻ. Ở ViệtNam, tại TP.HCM chúng tôi cũng nhận thấy có những trẻ khi được mang đếnkhám lúc 3-4 tuổi đã có những triệu chứng rất rõ của tự kỷ ở giai đoạn sớmhơn nhưng cha mẹ lại khai rằng do đi khám bệnh và được thầy thuốc tổng quátkhuyên là cứ chờ đợi mà không được làm một test sàng lọc nào, ở các khoatâm lý và tâm thần thì có cập nhật thông tin cũng như có chương trình huấnluyện về t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trẻ tự kỷ bệnh học nội khoa bệnh thần kinh chữa bệnh thần kinh toạ suy nhược thần kinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sử dụng Test Pep-R trong đánh giá trường hợp trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng
4 trang 405 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT XUẤT HUYẾT NÃO VÀ NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
0 trang 118 0 0 -
Tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ - TS. Nguyễn Thị Mai Lan
11 trang 94 0 0 -
7 trang 76 0 0
-
5 trang 68 1 0
-
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 63 0 0 -
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 60 0 0 -
Stress ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ
4 trang 42 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 40 0 0 -
Trị liệu nghệ thuật đối với trẻ tự kỷ - Tiếp cận từ góc nhìn của ngành Công tác xã hội
3 trang 38 0 0 -
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 35 0 0 -
5 trang 34 0 0
-
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 6)
6 trang 34 0 0 -
Thực trạng giao tiếp giữa cha mẹ với trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
5 trang 33 0 0 -
BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)
5 trang 32 0 0 -
BÀI GIẢNG UNG THƯ TUYẾN GIÁP (Kỳ 1)
5 trang 32 0 0 -
6 trang 32 0 0
-
7 trang 31 0 0
-
241 trang 31 0 0