Danh mục

Trị bệnh đường hô hấp mùa lạnh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.21 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời tiết lạnh, nếu việc phòng chống không chu đáo, các bệnh của đường hô hấp gia tăng, triệu chứng chung thường gặp là: Đau họng sưng họng, khô họng, hơi thở nóng, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi, nhiều khi bị tịt mũi gây khó thở. Đặc biệt bệnh nhân có đờm nhiều, khó thở, các cơ ở ngực bị co kéo, tiếng thở nghe khò khè… Bệnh nhân không sốt hoặc sốt nhẹ, da khô ớn lạnh, mệt mỏi. Để điều trị Đông y có nhiều phương thuốc thích ứng cho từng thể lâm sàng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trị bệnh đường hô hấp mùa lạnh Trị bệnh đường hô hấp mùa lạnhThời tiết lạnh, nếu việc phòng chống không chu đáo,các bệnh của đường hô hấp gia tăng, triệu chứngchung thường gặp là: Đau họng sưng họng, khô họng,hơi thở nóng, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa họng,hắt hơi, nhiều khi bị tịt mũi gây khó thở. Đặc biệtbệnh nhân có đờm nhiều, khó thở, các cơ ở ngực bịco kéo, tiếng thở nghe khò khè… Bệnh nhân khôngsốt hoặc sốt nhẹ, da khô ớn lạnh, mệt mỏi. Để điều trịĐông y có nhiều phương thuốc thích ứng cho từngthể lâm sàng Mơ ngâm muối.Khô họng, đau họng, hơi thở nóng, da khô, cơ thểớn lạnh, ngứa trong mũi kèm theo những tiếng hắthơi…Bài thuốc: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, kinh giới12g, xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, tế tân 10g, thiênniên kiện 10g, đương quy 12g, cát cánh 12g, phòngsâm 12g, tía tô 12g, xa tiền 10g, cam thảo 12g. Chocác vị vào ấm, đổ nước 900ml, sắc còn 300ml, chia 3lần uống trong ngày (uống nóng).Trong khi dùng thuốc uống, kết hợp cho bệnh nhândùng món cháo như sau: Gạo tẻ 100g, đậu xanh 50g,gia vị: hành hoa, lá tía tô, gừng tươi, chanh ớt, nướcmắm, mì chính… Gạo tẻ và đậu xanh nấu thành cháo,hành hoa và lá tía tô rửa sạch thái ngắn, gừng 2 látgiã nhỏ, khi nấu cháo chín kỹ cho gia vị vào trộn đềuăn nóng. Tác dụng: chống viêm giải biểu, trừ phonghàn, thông phế khí.Viêm họng, ho nặng tiếng, cơ thể mỏi mệt, nhiềuđờm, khám họng: niêm mạc, có biểu hiện huyếtBài thuốc:Bài 1: Xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, xương bồ16g, xạ can 12g, huyền sâm 12g, ngân hoa 12g, liênkiều 12g, kinh giới 16g, hoàng kì 12g, mơ muối 12g,cát cánh 12g, cam thảo 12g, lá đinh lăng 20g. Đổnước 900ml, sắc còn 300ml, chia 2-3 lần uống trongngày. Công dụng: Chống viêm, giảm ho, tiêu đờm.Bài 2: Phòng sâm 12g, bạch linh 10g, bạch truật 12g,cát cánh 12g, mạch môn 12g, kinh giới 16g, trần bì12g, bán hạ chế 10g, hậu phác 12g, biển đậu (sao)12g, quy 12g, ngũ vị 12g, bạch thược 12g, đại táo12g, cam thảo 12g, xương bồ 16g, tang diệp 16g. Đổ900ml, sắc lấy 300ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.Công dụng: Chống viêm, bổ phế, hạ khí, tiêu đờm.Ho khan, ho liên tục, phế nhiệt, miệng khô họngráo, rát họngBài thuốc:Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 10g, hoài sơn 12g, sơn thù10g, mạch môn 16g, bạch thược 12g, thục địa 12g,cát cánh 16g, khiếm thực 12g, tang bạch bì 16g, raumá 20g, cam thảo 12g, lá xương sông 16g. Sắc uốngngày 1 thang. Công dụng: Bổ âm, bổ phế, sinh tân,chi khái.Bài 2: Lá đinh lăng 20g, rau má 20g, mã đề thảo 20g,lá giấp cá 20g, bạch thược 12g, trần bì 12g, ngũ vị12g, cát cánh 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, sơn thù12g, hoài sơn 12g, cam thảo 12g, mơ muối 12g. Sắcuống ngày 1 thang. Công dụng: Bổ phế âm, sinh tândịch – thanh phế nhiệt.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: