Danh mục

Trị chứng phù nề bàn chân khi mang thai

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.71 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chứng phù nề bàn chân thường xảy ra bắt đầu vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ và gây cho bạn cảm giác đau đớn, khó đi lại. Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục triệu chứng nàyTheo thống kê ước tính có khoảng 75% số phụ nữ khi mang thai bị phù nề đôi bàn chân, để khắc phục chứng phù nề đôi bàn chân bạn hãy áp dụng các mẹo nhỏ hữu hiệu sau đây.Nguyên nhân gây phù chân: - Do lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường- Do việc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trị chứng phù nề bàn chân khi mang thai Trị chứng phù nề bàn chân khi mang thai Chứng phù nề bàn chân thường xảy ra bắt đầu vào khoảng tháng thứ 5 củathai kỳ và gây cho bạn cảm giác đau đớn, khó đi lại. Dưới đây là một số cách giúpbạn khắc phục triệu chứng này Theo thống kê ước tính có khoảng 75% số phụ nữ khi mang thai bị phù nềđôi bàn chân, để khắc phục chứng phù nề đôi bàn chân bạn hãy áp dụng các mẹonhỏ hữu hiệu sau đây. Nguyên nhân gây phù chân: - Do lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường - Do việc tăng hàm lượng muối và caffein - Do đứng lâu - Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độăn uống - Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao. - Thủ phạm gây nên chứng phù chân cũng có thể là do sự thay đổihormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai. Bí kíp giúp giảm phù nề đôi bàn chân. - Uống nhiều nước: 70% trọng lượng cơ thể bạn là nước, nước được xemnhư là một loại chất xúc tác để giúp cho các phản ứng hoá học trong cơ thể đượcthực hiện. Việc uống đủ lượng nước cho cơ thể trong giai đoạn bầu bí lại càng trở nênquan trọng hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bình bạn cầnuống tối thiểu từ 6 đến 8 cốc nước. Nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc những độc tốgây hại. - Tránh không vận động trong một thời gian dài: Khi đang bầu bí bạnkhông nên đứng im một chỗ trong một thời gian dài. Bởi lẽ nó sẽ khiến cho cácchất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa rằng, đôi chân sẽ càng trở nên phùnề nặng hơn. - Nhiệt độ cao không tốt trong giai đoạn mang thai: Nhiệt độ cao không cólợi cho bà bầu vì nó sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể. - Lầm tưởng rằng chứng sưng phù chân trong giai đoạn mang thai nguyênnhân là do thu nạp quá nhiều đồ ăn có chứa muối: Mặc dù việc thu nạp những đồăn có chứa quá nhiều muối thì không tốt cho sức khoẻ, - Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng: Điều này rất quan trọng đối vớithai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé mà nó còn giúpbạn giảm nguy cơ bị sưng phù đôi bàn chân. Ăn bổ sung các loại thực phẩm giàuprotein như đậu, bơ, cá, thịt... Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉlà những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thểthai phụ. - Không mặc quần chật: Khi đang mang thai, bạn hoàn toàn không nên mặcnhững chiếc quần chật hay quần Jean bó sát, bởi điều này sẽ rất bất lợi cho thai nhicũng như tăng sức ép cho bàn chân. Thay vào đó bạn có thể lựa chọn những chiếcváy hay những chiếc quần rộng rãi, sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái. - Nên thay đổi thường xuyên tư thế khi ngủ: Bạn không nên chỉ nằm mộttư thế khi ngủ vì như vậy sẽ làm tăng sức ép lên một phần của cơ thể. Khi ngủ bạncó thể kê thêm một chiếc gối ở dưới chân để giảm nguy cơ sưng phù đôi bàn chân. - Mẹo nhỏ: Dùng 2 cốc nước và thêm 1 thìa đường thốt nốt cùng với 2 thìahạt thì là vào đó, rồi đun sôi lên, cho đến khi nước cạn còn lại một nửa. Dùngnước này để uống 3 lần trong một ngày, sẽ giúp bạn bảo vệ đôi bàn chân khỏichứng phù nề. - Cho một vài thìa hạt rau mùi vào 2 cốc nước, rồi đem đun sôi lên cho đếnkhi nước cạn còn lại một nửa.Uống nước này ngày 3 lần, không chỉ giúp bạn giảmphù nề cho đôi bàn chân mà bạn có thể thêm một chút đường hay sữa vào trongnước để sử dụng nó như một loại trà thảo dược. - Đun sôi dâu ngô trong vài cốc nước và dùng để uống thay nước hàngngày. - Uống nước chanh nóng cũng là một biện pháp hữu hiệu trị chứng phùnề đôi bàn chân khi bầu bí. - Luyện tập thường xuyên: Thật sai lầm nếu thai phụ cho rằng không nên ápdụng bất cứ một bài tập nào trong thời kỳ mang thai vì sự an toàn của mẹ và bé.Trái lại, các chuyên gia khuyên bạn vẫn nên luyện tập, tuy nhiên đó phải là nhữngbài tập thích hợp và nhẹ nhàng thì sẽ tốt cho cả mẹ và bé, giúp giảm nguy cơ sưngphù đôi bàn chân. Ví như bạn có thể đi bộ nữa giờ mỗi ngày cũng là cách luyệntập rất hữu ích. - Không nên đeo tất và giày quá chật. Đặc biệt không nên đi giày cao gót.Các bà mẹ trẻ mang thai lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm khikhông quan tâm đến cỡ giày dép sao cho phù hợp với trọng lượng của từng thờikỳ. Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguyhiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngónchân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hởrộng một chút, đế thấp khoảng 1 - 3 cm, và lưu ý không nên đi giày dép trong thờigian dài. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái,máu dễ dàng lưu thông. - Không ngồi vắt chéo chân. - Dùng nước lạnh để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút, cũng là một cáchgiúp chân thư giãn hữu hiệu, ...

Tài liệu được xem nhiều: