Trị phong thấp theo hàn nhiệtTheo Đông y trị liệu chứng phong thấp cũng cần phải dựa vào bệnh trạng của người bệnh kể cả tính hàn nhiệt và tình trạng cơ địa chứng trị liệu thích hợp với người. Vì có những phương chỉ thích hợp trị liệu cho người bệnh có biểu hiện chứng hàn thấp mà nhiệt thấp sử dụng sẽ không lui bệnh mà còn gây tác hại. Phương thuốc trị chứng hàn thấp (đau nhức một chỗ) Hoàng nàn chế kỹ 200g, huyết giác 160g, thiên niên kiện 160g, hương phụ chế 120g, mộc hương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trị phong thấp theo hàn nhiệt Trị phong thấp theo hàn nhiệtTheo Đông y trị liệu chứng phong thấp cũng cần phải dựa vào bệnh trạng của ngườibệnh kể cả tính hàn nhiệt và tình trạng cơ địa chứng trị liệu thích hợp với người. Vìcó những phương chỉ thích hợp trị liệu cho người bệnh có biểu hiện chứng hàn thấpmà nhiệt thấp sử dụng sẽ không lui bệnh mà còn gây tác hại.Phương thuốc trị chứng hàn thấp (đau nhức một chỗ)Hoàng nàn chế kỹ 200g, huyết giác 160g, thiên niên kiện 160g, hương phụ chế 120g,mộc hương nam 120g, thương truật sao 80g, quế thông (quế chi) 40g. Các vị sao kỹ, tánthành bột mịn cho hồ viên hoàn to bằng hạt đậu xanh, sấy khô cất sử dụng dần. Ngườilớn uống mỗi lần 10 viên trước khi ăn 1 giờ. Tối lại uống tiếp 10 viên trước khi đi ngủ.Lưu ý: Sau mỗi lần uống thuốc nên uống 1 cốc nhỏ rượu trắng để dẫn thuốc nhanh hơn.Khi uống nhớ đừng nhai mà nuốt luôn cả viên. Chống chỉ định: các người mắc chứngphong thấp thể nhiệt không được sử dụng phương này.Phương thuốc trị nhiệt thấp (sưng đau nóng rát)Cây tầm sọng (để sống) 40g, lá bưởi bung sống 40g, lá đơn răng cưa sống 20g, rễ câybươm bướm 20g, đơn ổi (giống lá ổi) 20g, cây hy thiêm 20g, rễ cây vòi voi 12g, thổ phụclinh 12g, lá mua 12g. Ngày sắc 1 thang chia 2 lần uống. Kết hợp chườm bằng: Nghệ vàng40g, lá thầu đâu 20g, ngải cứu 20g. Tất cả đem giã nhỏ chế rượu vào rồi xào nóng chovào vải bọc để chườm, ngày chườm 2-3 lần (cứ nguội lại thêm rượu vào xào nóng đểchườm). Ngoài ra có thể kết hợp cứu huyệt âm lăng tuyền và a thị huyệt (tức chỗ nào đauthì cứu vào nơi đấy).Phương chữa nhiệt thấp (nồi sưng đỏ mu bàn tay, sợ nóng rét)Bạc hà 20g, kinh giới 20g, bồ công anh 20g, sài đất 20g, thổ phục linh 12g, hương nhu12g, cây cúc tần 12g, cây chỉ thiên 12g, cây vòi voi 12g, gừng gió 12g. Ngày đầu sắcthang thuốc trên lấy nước chia 2 lần uống trong ngày. Ngày thứ 2 vẫn tiếp tục uống thuốcnhư ngày đầu nhưng kết hợp thuốc đắp vào nơi sưng đau: Dùng 2 quả trứng gà lấy lòngtrắng, bỏ vào 20g vôi tôi giã nát cho dẻo để đắp vào nơi sưng đau, ngày 2 lần.Phương thuốc dùng cho phong thấp (cả hàn và nhiệt)Cây hy thiêm 20g, vỏ cây gạo 16g (nếu tiêu chảy lỏng thì bỏ), lá cây gối hạc 12g, rễ câycỏ xước 12g, rễ cây dừa dại 12g, cây ngô dại 8g, lá bưởi bung 12g, lá đơn tướng quân (láláng) 8g.Căn cứ vào các triệu chứng mà có thể gia giảm như sau:Nếu thấp nhiệt nhiều gia giảm 12g cây chìa vôi, hay củ bình vôi cũng được.Nếu thấp hàn nhiều gia 8g quế chi và 8g thiên niên kiện.Nếu phong thấp co rút gia 8g cây xấu hổ (cây trinh nữ).Nếu phong thấp có tê da thì gia 4g củ ráy dại sao vàng.Nếu người gầy khô thiếu máu gia 20g kê huyết đằng và 12g rau giền tía.Nếu như tỳ thấp hàn, không đói gia 12g lá vọng cách và 8g củ riềng.Như vậy tùy theo chứng vừa nêu trên có thể gia các vị cùng với thang cơ bản sắc lấynước thuốc uống chia 3 lần trong ngày.Có thể kết hợp sử dụng rượu xoa bóp vào nơi sưng đau cho chóng khỏi. Cách bào chếrượu xoa bóp là: lấy 24g quế chi, địa liền 20g, thiên niên kiện 20g, gừng gió 20g, huyếtgiác 16g, đinh hương 8g. Tất cả các vị trên tán thành bột cho vào rượu ngâm để xoa bópngày 2-3 lần.