Danh mục

Tri thức bản địa với công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, trường hợp nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 327.18 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tri thức bản địa với công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, trường hợp nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cát Tiên trình bày các nội dung chính sau: Tri thức bản địa trong quản lý cộng đồng với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp; Tri thức bản địa trong hoạt động hái lượm với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp; Tri thức bản địa trong canh tác nương rẫy với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tri thức bản địa với công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, trường hợp nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cát Tiên TRI THỨC BẢN ĐỊA VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VƢỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TS. Đinh Thanh Sang Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Tri thức bản địa đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống đồng bào Châu Mạ ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Qua nhiều thế hệ sống phụ thuộc vào rừng, người dân ở đây đã tích lũy cho mình một kho tàng tri thức phong phú. Trong đó, nổi bật hơn cả là tri thức trong quản lý cộng đồng bản địa, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, các nghề thủ công mỹ nghệ, canh tác lúa nước và sử dụng đất đồi. Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất tại địa phương chưa chú trọng đến việc vận dụng, duy trì và phát triển bền vững hệ thống tri thức bản địa. Địa phương cần vận dụng triệt để nguồn tri thức vô giá này trong quy hoạch, sử dụng đất nhằm góp phần phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, cần sớm xây dựng những làng nghề truyền thống, thiết lập các ―cánh đồng mẫu lớn‖ canh tác những cây trồng có giá trị kinh tế gắn liền với giá trị văn hóa đồng bào Châu Mạ. Từ khóa: đồng bào Châu Mạ, quy hoạch sử dụng đất, tri thức bản địa, Vuờn quốc gia Cát Tiên. 1. MỞ ĐẦU Với diện tích 70.548 ha nằm trên địa bàn Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng, Vườn quốc gia Cát Tiên bảo vệ một trong những diện tích rừng mưa nhiệt đới lớn nhất còn lại ở Việt Nam. Đây là vùng đất bảo tồn được nguồn gen nhiều loài động thực vật quí hiếm, đồng thời lưu giữ nhiều tập quán quý báu và giàu tính nhân văn của 11 dân tộc anh em chung sống. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cư dân nơi đây đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và tri thức quý báu giúp họ tồn tại và thích nghi với môi trường. Theo Lê Trọng Cúc (2002), ―Tri thức địa phương hay còn gọi là tri thức bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng dân cư bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau. Tri thức địa phương được hình thành trong quá trình lịch sử lâu đời, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường xã hội, được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được truyền từ đời nay sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người và thiên nhiên‖ [3]. Qua rất nhiều thế hệ sống dựa vào rừng, cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa ở Vườn quốc gia Cát Tiên đã tạo cho mình tập quán săn bắt, hái lượm, canh tác và các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Tuy vậy, nhiều nơi chưa đánh giá đúng mức và chưa vận dụng tri thức bản địa vào công tác quản trị địa phương, đặc biệt trong công tác quy hoạch và sử dụng đất. 699 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo phương pháp định tính trong nghiên cứu xã hội học và tiếp cận nghiên cứu từ dưới lên. Áp dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia. Các công cụ chính sử dụng cho nghiên cứu là phỏng vấn nhóm và cá nhân. Phương pháp chọn mẫu có định hướng, mẫu đại diện cho cộng đồng nguời Châu Mạ sống ở vùng đệm, vùng lõi và vùng chuyển tiếp của Vườn quốc gia Cát Tiên. Chọn 109 nông hộ thuộc 5 cộng đồng nguời Châu Mạ ở 5 thôn thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên ở Bình Phuớc, Đồng Nai và Lâm Ðồng. Đối tượng phỏng vấn là người lớn tuổi của mỗi gia đình do già làng và trưởng thôn giới thiệu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tri thức bản địa trong quản lý cộng đồng với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp Trong cộng đồng Châu Mạ, già làng là nguời uy tín nhất, đóng vai trò giữ đoàn kết, thống nhất trong bản. Họ là nguời kiểm soát các quy ước nhất định, trong đó có quy uớc về bảo vệ rừng, sử dụng rừng được thông qua dân bản và bổ sung; việc chấp hành quy ước là sự tự nguyện trên cơ sở truyền thống cộng đồng. Tiếng nói của già làng có vai trò rất quan trọng trong việc vận động đồng bào thực hiện tốt các chính sách của nhà nuớc, trong đó có chính sách bảo tồn đa dạng sinh học. Minh chứng cho điều này là nhờ vào uy tín của già làng, bản K‘Ít trong mẫu nghiên cứu đã đồng thuận di dời nơi ở ra khỏi vùng lõi của Vuờn quốc gia Cát Tiên vào năm 2008. Thực hiện theo dự án quy hoạch này, bà con phải từ bỏ nguồn thu nhập lớn hằng năm từ vuờn điều trong vùng lõi. Vì vậy, địa phuơng và ban quản lý vuờn cần chú ý điểm mạnh này của cộng đồng Châu Mạ mà nhân rộng, vận dụng linh hoat trong quy hoạch, triển khai chính sách đất đai và bảo tồn đa dạng sinh học. 3.2. Tri thức bản địa trong hoạt động hái lượm với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp Hoạt động hái lượm luôn gắn liền với đời sống hàng ngày của đồng bào Châu Mạ từ xưa đến nay như: kiếm củi, lấy măng, rau rừng, đọt mây, khai thác ươi, tre nứa, song mây. Đồng bào Châu Mạ đã đúc kết tri thức phong phú về đặc điểm, phân bố, công dụng và cách thức chế biến các lâm sản ngoài gỗ [2]. Tất cả các hộ đuợc phỏng vấn đều vào rừng ...

Tài liệu được xem nhiều: