Danh mục

Tri thức chung về văn bản và tạo lập văn bản

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện múc đích giao tiếp. Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết ninh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. 2. Liên kết trong văn bản: Liên kết là một trong những tính chất quan trọngnhất của văn bản, làm cho văn bản trở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tri thức chung về văn bản và tạo lập văn bảnTri thức chung về văn bản và tạo lập văn bản. Văn bản. 1.- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết,mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện múc đích giao tiếp.Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự,miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết ninh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bảncó mục đích giao tiếp riêng. Liên kết trong văn bản: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng 2.nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của cáccâu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nốicác câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu,…)thích hợp.Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nộidung và hình thức:+ Về nội dung:Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đềchung của đoạn văn (liên kết chủ đề).Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic).+ Về hình thức: có một số phương thức liên kết:. Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ratính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng,lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạonhịp điệu, nhạc điệu,….Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từngcâu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật,một việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứachúng. Các phương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ,các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, mộtsự việc). Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Cácphương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu,cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậymà, đã vậy,…) các phụ từ (lại, cũng, còn,…)3. Mạch lạc trong văn bản: văn bản có tính mạch lạc:+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện mộtchủ đề chung xuyên suốt.+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi đượcnhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).4. Tạo lập văn bản.Quá trình tạo lập văn bản gồm các bước:+ Định hướng chính xác: Văn bản viết ( nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thếnào?+ Lập dàn ý (bố cục) cho văn bản, dàn ý đại cương hoặc dàn ý chi tiết.+ Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, những đoạn văn chính xác,trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.+ Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và cần cósửa chữa gì không.1. Tính thống nhất chủ đề của văn bản.+ Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản nói tới.+ Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xarời hay lạc sang chủ đề khác.+ Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định dược chủ đề được thể hiện ở phầnnhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốtthường lặp đi lặp lại trong đó.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: