Chắc chắn rằng, khi nhìn thấy những cảnh đó, các ông bố bà mẹ sẽ cảm thấy ngập tràn hạnh phúc, bởi con mình đang ngày một lớn khôn.
TỪ TRÍ TUỆ VẬN ĐỘNG Đôi tay khéo léo: Trẻ ở độ tuổi 6-12 tháng đã có thể điều khiển cơ thể của mình. Trẻ đã có thể làm được nhiều động tác từ đơn giản đến phức tạp, ví dụ như: vỗ tay, giơ tay chào, bóc kẹo, cầm bút vẽ, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác... Khả năng sử dụng, kết hợp các ngón tay ngày càng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trí tuệ trẻ 6-12 tháng
Trí tuệ trẻ 6-12 tháng
Chắc chắn rằng, khi nhìn thấy những cảnh đó, các ông bố bà mẹ sẽ cảm thấy
ngập tràn hạnh phúc, bởi con mình đang ngày một lớn khôn.
TỪ TRÍ TUỆ VẬN ĐỘNG
Đôi tay khéo léo: Trẻ ở độ tuổi 6-12 tháng đã có thể điều khiển cơ thể của
mình.
Trẻ đã có thể làm được nhiều động tác từ đơn giản đến phức tạp, ví dụ như:
vỗ tay, giơ tay chào, bóc kẹo, cầm bút vẽ, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay
khác...
Khả năng sử dụng, kết hợp các ngón tay ngày càng trở nên thành thục. Điều
đó giúp cho bé 9 tháng tuổi có thể dùng ngón trỏ và ngón cái để nhặt vật nhỏ
rồi cho vào miệng.
Thông minh hơn, bé còn biết dùng ngón tay để chỉ trỏ. Tuy bàn tay của loài
khỉ cũng linh hoạt nhưng khả năng dùng ngón trỏ để chỉ vào vật mình muốn
và nhìn theo hướng chỉ của ngón tay là điều mà một con khỉ trưởng thành
không thể bắt kịp một em bé 9 tháng tuổi.
Tay thuận tay nghịch: Khi thấy bé cầm bút nguệch ngoạc một bức tranh
bằng tay trái, rồi thản nhiên kết thúc bằng tay phải, bạn sẽ băn khoăn không
biết con mình thuận tay nào?
Thực ra tính thuận tay trái hay tay phải vẫn chưa được định hình ở lứa tuổi
này. Thuận tay nào phụ thuộc vào cấp độ phát triển của bán cầu não phải hay
não trái. Nếu bán cầu não trái phát triển hơn, bé sẽ thuận tay phải và ngược
lại.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể giúp bé luyện tập làm mọi việc bằng tay phải, nếu
bé không chịu, bạn cũng không nên cưỡng ép bé. Một em bé thuận tay trái
vẫn có thể học tập và phát triển bình thường như bao em bé thuận tay phải
khác.
Phiên bản của người lớn: Bắt chước hành động của người lớn được phát
triển mạnh suốt thời kỳ hài nhi (2-15 tháng tuổi). Nó giúp cho trẻ có thể tiếp
thu những dạy bảo của người lớn cũng như mở mang kiến thức và tích lũy
kinh nghiệm.
Một đứa trẻ 7-8 tháng đã có thể chăm chú theo dõi hành động của người lớn
và bắt chước lại. Tuy nhiên, hành động đó không được làm lại ngay mà phải
sau một thời gian, có thể là vài giờ.
Đ ến cuối tuổi hài nhi, sự bắt chước tăng lên rõ rệt: bạn sẽ thấy em bé của bạn
chải tóc giống mẹ, đọc sách giống ông, gõ máy tính giống bố…
Đ ẾN TRÍ TUỆ NGÔN NGỮ
Sự phát triển của trí tuệ ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ: Trẻ 6 tháng tuổi bắt
đầu phát ra tiếng kêu vô ý thức về bố hay mẹ, đồng thời có thể phát âm gần
như các chữ a, e, d, o, hiểu được thái độ của người nói đối với mình. Khi bé
đang tươi cười, bạn hãy thử nhìn thẳng vào mắt bé và nghiêm nét mặt, chắc
chắn bé sẽ ngẩn người ra và không cười nữa.
Đ ến giai đoạn 7-12 tháng, trẻ đ ã có thể bi bô được những chuỗi từ như ba ba,
nay nay, nà nà nà và cả những tiếng gầm gừ, è è phát ra nơi cuống họng.
Một khi đã phát hiện ra trò “cù ki” thanh quản, bé sẽ rất tích cực phát âm. Âm
thanh phát ra đã phong phú và phức tạp hơn nhiều so với trước, âm vực cũng
không ngừng được biến đổi. Nhiều b é đã có thể phát âm những từ có ý nghĩa,
thậm chí kết hợp lời nói và cử chỉ để diễn đạt một điều gì đó như: đưa tay vẫy
và nói bai bai. Lúc này, bé đã hiểu, nhận biết được biết được phần lớn những
điều người lớn nói. Như khi được hỏi mẹ đâu thì bé đưa mắt tìm mẹ hoặc chỉ
tay về phía mẹ.
VÀ CÁC TRÍ TU Ệ KHÁC
Cảm thụ âm nhạc: Từ giây phút chào đời, bé đã dùng “tiếng hát” oa oa để
mở ra chương nhạc của cả cuộc đời bé.
N ếu bé thường đ ược nghe một b ài nhạc nào đó khi còn là bào thai, lúc sinh ra,
bé vẫn nhớ được bài nhạc này. Điều này được chứng minh bằng việc bé nín
khóc khi người ta bật cho bé nghe bài nhạc quen thuộc mà mẹ bé đã nghe khi
mang thai bé.
Khả năng cảm thụ âm nhạc của bé còn đ ược thể hiện ở chỗ: bé dần điều khiển
tốt hơn những âm thanh phát ra, bắt đầu bắt chước vài âm điệu. Tiến bộ hơn,
bé biết dùng những dụng cụ gõ nhỏ, xúc xắc hoặc trống cầm tay…
Năng lực tri giác về sự vật, sự việc cũng đã xuất hiện: Trẻ rất thích mở
ngăn kéo, ném đồ chơi, thậm chí đập vỡ đồ đạc để “nghiên cứu”.
Trẻ còn thích quan sát những đồ vật chuyển động và phát ra âm thanh. Khi
nhìn thấy ô tô đi ngoài đường hay con mèo đang nghịch nắng, bé sẽ quên tất
cả mọi việc và theo dõi không chớp mắt.
Lúc đi ngang qua đồ vật gì, bé cũng sẽ quào tay để sờ đồ vật đó. Nếu có cơ
hội, bé còn hăm hở gặm, liếm để “nghiên cứu”.
Cảm nhận không gian: Khi đã nhận biết được căn phòng quen thuộc của
mình, bé ngày càng muốn được đưa ra ngoài để mở rộng tầm mắt. Những
khung cảnh mới lạ luôn khiến bé cảm thấy thích thú.
N ếu em bé 7 tháng không biết sợ độ cao thì tới 11 tháng, bé sẽ tỏ ra ngần ngừ
trước cầu thang sâu hun hút và không dám bước đi tiếp nữa.
Cảm nhận tốc độ: Em bé 6 tháng tuổi đã rất thích chơi trò đi máy bay.
Bạn hãy thử xem: Khi được đặt sấp trên hai ống đồng người lớn, người lớn
giữ lấy hai nách của bé và bắt đầu nâng chân lên, hạ chân xuống, bé sẽ thích
thú, bật cười khanh khách.
...