Danh mục

Triển khai chương trình sản xuất sạch hơn để phát triển bền vững ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 745.00 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập và phân định rõ Sản xuất sạch hơn là gì, các chiến lược doanh nghiệp có thể lựa chọn để phòng tránh tác động tới môi trường có hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp, cho khách hàng và cho cộng đồng; Làm rõ mối liên hệ giữa Sản xuất sạch hơn với sự tiến triển về tư duy năng suất, chất lượng. Đồng thời phân tích thực trạng triển khai Sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam và đề xuất những kiến nghị cho chủ đề nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển khai chương trình sản xuất sạch hơn để phát triển bền vững ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Phát triển bền vững, sản xuất sạch hơn, tiêu dùng xanh đang là những chủ đề được quan tâm lớn trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm của Đảng và Chính phủ nước ta, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã dành nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng, triển khai các chiến lược, các chương trình và các hoạt động tập trung cho sản xuất và tiêu dùng “sạch hơn” vì sự phát triển bền vững. Bài viết đề cập và phân định rõ Sản xuất sạch hơn là gì, các chiến lược doanh nghiệp có thể lựa chọn để phòng tránh tác động tới môi trường có hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp, cho khách hàng và cho cộng đồng; Làm rõ mối liên hệ giữa Sản xuất sạch hơn với sự tiến triển về tư duy năng suất, chất lượng. Đồng thời phân tích thực trạng triển khai Sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam và đề xuất những kiến nghị cho chủ đề nghiên cứu. Từ khóa: Sản xuất sạch hơn (SXSH), phòng ngừa, ô nhiễm môi trường, vòng đời sản phẩm, năng suất, chất lượng, phát triển bền vững. ABSTRACT: Sustainable development, cleaner production and green consumption are topics of great convern worldwide, including Vietnam. With an opinion of Government of our country, sustainable development is a cross-cutting requirement in the national development process; closely, rationally and harmoniuosly combine economic development with social development and protection of natural resources and environment, proactiovely respoding to climate change, ensuring national defense, security, and firmly defend national independence and sovereibnty. Therefore, recently year, Vietnam has put a great deal of effort into developing and emplementing strategies, programs and activities focused on cleaner production and consumption for sustainable development. In the article, we mention and clearly define what Cleaner production is, the strategies that basiness can choose to effectively prevent environmental impact and minimize risks for business and for community; Clarify the relations between cleaner production and the evolution of productivity and quality. At the same time, analyze the current situation of implementing cleaner production and sustainable consumption in Vietnam to propose recommendations for the research. Key words: Cleaner production, prevention, Environment pollution; product cycle; productivity, quality, sustainable development. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo từng thời kỳ khác nhau, các quốc gia, các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã phản ứng với ô nhiễm môi trường sinh thái theo các cách khác nhau. Đối với các doanh nghiệp sản 731 xuất, kinh doanh, hoặc là các doanh nghiệp tổ chức hoạt động mà không quan tâm tới vấn đề môi trường; hoặc là, tìm cách “pha loãng” hay phân tán ô nhiễm để tránh sự phát hiện của cơ quan hữu trách hay cộng đồng dân cư. Mặt khác, tuy một số doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề sản xuất và bảo vệ môi trường nhưng thường cố gắng xử lý các tác động của môi trường khi chúng đã xảy ra, nghĩa là đã sử dụng phương pháp xử lý ở “cuối nguồn”. Cách cuối cùng mà thời gian gần đây các tổ chức kinh doanh đã tiếp cận và giải quyết một cách có hiệu quả về vấn đề môi trường, đó là việc ngăn ngừa tác động tới môi trường và giảm thiểu chất thải ngay từ đầu nguồn. Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production) chính là phương pháp tiếp cận và vận dụng những nguyên tắc để phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cộng đồng do những tác động của sản xuất kinh doanh tới môi trường. Đây cũng là sự trưởng thành trong nhận thức về năng suất và chất lượng và sự cần thiết phải tổ chức kinh doanh thân thiện với môi trường để phát triển bền vững. Bài viết đề cập và phân định rõ Sản xuất sạch hơn là gì, các chiến lược doanh nghiệp có thể lựa chọn để phòng tránh tác động tới môi trường có hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp, cho khách hàng và cho cộng đồng. Làm rõ mối liên hệ giữa Sản xuất sạch hơn với sự tiến triển về tư duy năng suất, chất lượng. Đồng thời phân tích thực trạng triển khai Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam và đề xuất những kiến nghị cho chủ đề nghiên cứu. 2. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề môi trường ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội và đã trở thành mối đe dọa mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan tới chủ đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh doanh bền vững, bao gồm: Bài viết với tựa đề Sản xuất sạch hơn- Hướng đi mới trong phát triển công nghiệp tại Thái Nguyên theo quan điểm phát triển bền vững của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Văn Huân, đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 87 (2011). Bài viết đã phân tích và đánh giá tốc độ tăng trưởng của tỉnh Thái Nguyên và những vấn nạn môi trường trên địa bàn tỉnh này. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thực sự trở thành công cụ quản lý hiệu quả về kinh tế, tạo ra những lợi ích xã hội và môi trường cho các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Tác giả N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: