Baby Contraband (tạm dịch “Hàng lậu be bé”) từ loạt Fallen Paintings, 1969, của Lynda Benglis, nhựa mủ nhuộm màu, đổ loang, khổ 79 x 20 x 1 1/2 inches Do hệ quả của thế chiến thứ hai, để phản ứng lại với những bối cảnh tri thức, chính trị, và xã hội đã bị biến đổi sâu sắc đến “khác hẳn”, một số họa sĩ từ nhiều địa điểm khác nhau đã từ bỏ những quy ước truyền thống, để tìm kiếm một định nghĩa mới về cái làm nên “hội họa”. Trong nỗ lực tìm kiếm ấy, nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển lãm của các kẻ nổi loạn
Triển lãm của những kẻ nổi loạn
Baby Contraband (tạm dịch “Hàng lậu be bé”) từ loạt Fallen Paintings,
1969, của Lynda Benglis, nhựa mủ nhuộm màu, đổ loang, khổ 79 x 20
x 1 1/2 inches
Do hệ quả của thế chiến thứ hai, để phản ứng lại với những bối cảnh tri
thức, chính trị, và xã hội đã bị biến đổi sâu sắc đến “khác hẳn”, một số
họa sĩ từ nhiều địa điểm khác nhau đã từ bỏ những quy ước truyền
thống, để tìm kiếm một định nghĩa mới về cái làm nên “hội họa”.
Trong nỗ lực tìm kiếm ấy, nhiều người đã thử nghiệm các loại chất liệu
mới, những phương pháp nhắm đến quy trình (hơn là sản phẩm) để tạo
nên tác phẩm. Họ quyết liệt đưa vào những cách thực hành mang tính
bài thánh (iconoclastic), thực nghiệm (experimental) và bất kính
(irreverent); loại bỏ chất liệu sơn, có khi bỏ cả canvas và board, dùng
chất sợi, rác, kim loại quý, nhựa, đất, thậm chí cả những chất lấy từ nội
tạng, đủ mọi loại, hầu diễn đạt những kết quả “nồng nặc” của cả
cảm giác về sự mong manh rạn vỡ của thế giới hậu chiến, lẫn nỗi khao
khát của nghệ sĩ trong việc tái định nghĩa lại thế giới.
Không đề, trên thảm, 2010-11, Paul McCarthy
Vào đầu thập niên 60, Otto Muehl tuyên bố, “Trong hội họa của chúng
tôi, chúng tôi xem vật liệu là mục tiêu đích thực của tác phẩm. Vấn đề
chính là ở việc trình bày vật liệu. Đối với chúng tôi, thứ sơn được chế
tạo ra là không tồn tại nữa, chúng tôi từ bỏ nó như từ bỏ một thứ gì đó
mang tính duy mỹ và suy đồi.”
Vào ngày 3. 3. 2011 (tức cách đây hơn hai tháng), gallery Luxembourg
& Dayan ở New York đã mở cuộc triển lãm Những Bức Tranh Không
Được Vẽ (Unpainted Paintings - theo lối truyền thống?), là một cuộc
khảo sát trên quy mô quốc tế của hơn hai chục tác phẩm trừu tượng
khác thường kể từ thập niên 50 đến nay, tất cả cùng hợp lại cho thấy
một khuynh hướng Chủ nghĩa Hiện đại liên tục, kéo dài, nhưng thường
không được đánh giá đúng mức.
Marble (Cẩm thạch), 2011, Anne Betbeze
Triển lãm cho thấy, suốt bao thập niên qua, các họa sĩ đã lưỡng lự giữa
một bên là sự trung thành với truyền thống diễn tả bằng hình tượng, với
một bên là khát vọng đào sâu, nới rộng biên giới, hoặc thậm chí tấn
công thứ tranh phẳng. Tiêu biểu cho việc đẩy cho đến cùng cái tiềm
năng biểu cảm theo lối không-theo-quy-ước (non-conventional) bằng
những hành động như đốt, xé, khâu, vá, bao phủ, và bôi bẩn, là những
họa sĩ tiêu biểu có mặt trong cuộc trưng bày lịch sử này; họ gồm Lynda
Benglis, Pier Paolo Calzolari, Jean Dubuffet, Raymond Hains, Sheila
Hicks, Piero Manzoni, Otto Muehl, Blinky Palermo, Paola Pivi, Robert
Rauschenberg. Mỗi người là một tay tiên phong phá phách, với những
hình thức nhoe nhoét, những điệu bộ gây hấn, những biến thể chắp vá,
những chất liệu tạm bợ, không bền.
Một bức vẽ bằng... nước tiểu của Andy Warhol (1978)
Được Alison Gingeras, giám tuyển trưởng ở Palazzo Grassi, tổ chức,
cuộc triển lãm Unpainted Paintings có cả các tác phẩm được mượn
thẳng từ nhà riêng của họa sĩ, những bộ sưu tập riêng danh giá và các
xưởng vẽ. Một số tác phẩm chưa từng được trưng bày cho công chúng.
Không đề, 2007, David Hammons
Tác phẩm trong triển lãm này đa dạng, hệt như những động lực mang
tính thực nghiệm phía sau chúng. Một số tác giả trong số này lại nổi bật
nhờ lối thẩm mỹ có xu hướng phạm tội và khát vọng phá hủy tranh giá
vẽ chỉ vì thấy nó “trưởng giả”. Trong khi đó một số tác giả khác khai
thác những cách thức biểu hiện và trang trọng theo một phong thái ít
chính trị hóa hơn, cà rỡn, vui nhộn hơn.
Tác phẩm của Kishio Suga, 2007
Khi được tập hợp lại cùng nhau thế này, mới thấy rõ các nghệ sĩ thế hệ
ấy đã nỗ lực biết bao để tạo ra một di sản của thách thức và nổi loạn
cho các thế hệ theo sau. Họ phá bỏ các giới hạn của những định nghĩa
đã ổn định, thách thức các điều kiện về vật liệu, đập tan các khung khái
niệm dành cho hội họa. Nhưng không phải vì thế những trăn trở của họ
dành cho sự phát triển mỹ thuật có kém đi. Lucio Fontana viết, “Rất
nhiều người đã nghĩ rằng tôi đang cố phá hoại; nhưng điều đó không
đúng chút nào, tôi đã kiến tạo, chứ không phải phá hoại, đó là vấn đề
then chốt.”
Không đề, 2011, Martin Kippenberger
Loại hoạt động “unpainted painting” có tính lật đổ này đã không chấm
dứt hồi thập niên 60. Từ thập niên 70 cho tới tận hôm nay, các họa sĩ
vẫn tiếp tục đẩy lùi các biên giới về độ trang trọng, về tính khái niệm,
và về vật liệu của tranh phẳng. Trong triển lãm Unpainted Paintings
cũng có những tác phẩm quan trọng và hiếm thấy của các họa sĩ lớp sau
như Martin Kippenberger và Rosemarie Trockel, Dan Colen, Alex
Hubbard, Mike Kelley, và Steven Parrino…
Trong triển lãm này, một số họa sĩ “đời sau” vẫn sử dụng sơn. Trong
những trường hợp đó, sơn chỉ là một yếu tố rất phụ, có mặt trong một
nổi loạn lật đổ có chủ ý.
Một tác phẩm của Dan Colen, 2011
Tác phẩm của Yves Klein, 1961
Bằng việc tập hợp lại trong một cuộc trưng bày quy mô lớn, triển lãm
Unpainted Paintings thử lần lại những háo hức lật đổ đầy khiêu khích
và hấp dẫn của các thế hệ ...