“Chiến tranh 1” của Đỗ Hữu Quyết (Việt Nam) – giải ba
Đồ họa ASEAN 2012 Thời gian trưng bày: từ ngày 6 đến 16. 8. 2012 Địa điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66, phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội) Đơn vị tổ chức: Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Triển lãm (Bộ VHTTDL)
.Khoảng đầu tháng 8 tới đây Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ đứng ra tổ chức Triển lãm Tranh Đồ hoạ ASEAN lần đầu tiên tại Hà Nội....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển lãm tranh Đồ họa ASEAN lần thứ nhất 2012: cơ hội giao lưu hiếm có cho đồ họa Việt Nam
Triển lãm tranh Đồ họa ASEAN lần thứ
nhất 2012: cơ hội giao lưu hiếm có cho
đồ họa Việt Nam
“Chiến tranh 1” của Đỗ Hữu Quyết (Việt Nam) – giải ba
Đồ họa ASEAN 2012
Thời gian trưng bày: từ ngày 6 đến 16. 8. 2012
Địa điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66, phố Nguyễn Thái Học,
Hà Nội)
Đơn vị tổ chức: Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Triển lãm (Bộ VHTTDL)
Khoảng đầu tháng 8 tới đây Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ
đứng ra tổ chức Triển lãm Tranh Đồ hoạ ASEAN lần đầu tiên tại Hà
Nội. Khoảng 130 tranh đồ hoạ của 9 nước Lào, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Singapore, Brunei, Philipin, Myanmar và Việt Nam sẽ được
trưng bày trang trọng tại nhà triển lãm 2 tầng của Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Chắc chắn đây là một triển
lãm rất đáng xem và sẽ có nhiều điều đáng quan tâm và đáng bàn với
giới mỹ thuật và công chúng yêu tranh đồ họa nước ta.
Đồ họa từng là bộ môn nghệ thuật có mặt rất sớm trong lịch sử mỹ
thuật Việt Nam, được quảng đại quần chúng yêu mến do việc hiện diện
của các dòng tranh dân gian nổi tiếng như Đông Hồ, Hàng Trống hay
Làng Sình… Đến thời cận – hiện đại, các hoạ sĩ nước ta lại được học
hỏi ở các nền đồ hoạ lớn trên thế giới như Pháp, Mỹ và Liên xô. Kể từ
khi đất nước đổi mới – mở cửa thì điều kiện và nhu cầu giao lưu, học
hỏi càng nhiều. Tuy nhiên, thật tiếc là trong mấy chục năm qua, ở ngay
sát nách nước ta, đồ họa của các nước Đông Nam Á phát triển khá
mạnh thì chúng ta lại rất mơ hồ. Ngoại trừ một số họa sĩ Huế có điều
kiện sang học và triển lãm ở Thái Lan, phần lớn các hoạ sĩ ta ở 2 trung
tâm mỹ thuật lớn nhất nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực
sự rất ít biết về Mỹ thuật Đông Nam Á nói chung và càng ít biết về Đồ
họa của các nước bạn vốn rất gần gũi về địa lý này. Mong muốn bổ
sung những khiếm khuyết về hiểu biết nói trên là điều rất thực tiễn.
Nắm bắt được nhu cầu chính đáng đó của anh em đồ họa, Cục Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã có sáng kiến đề xuất tổ chức Triển
lãm tranh Đồ họa ASEAN lần đầu tại thủ đô nước ta. Đề xuất đã được
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chấp thuận và cho phép triển khai.
“Luang Prabang cổ kính” của Pany Somvichit (Lào) – giải khuyến
khích
Dù thời gian có gấp gáp, khá đông họa sĩ đồ hoạ Đông Nam Á đã
hưởng ứng, gửi ảnh (bước 1) và gửi tranh (bước 2) tham gia kịp thời.
Có lẽ bởi cơ hội giao lưu đồ họa trong khu vực vốn rất quý hiếm nên
các tác giả đều thể hiện sự nhiệt tình và khẩn trương. Ban Tổ chức đã
nhận được khoảng 250 tranh dự sơ khảo và đã duyệt được hơn 120 tác
phẩm để trưng bày, trong đó Việt Nam có hơn 50 tranh, các nước khác
hơn 70 tranh. Ngoài ra còn có 7 tranh của 7 vị Hội đồng nghệ thuật sẽ
bày danh dự, không tham gia giải để đảm bảo sự công bằng và vô tư.
Tự đánh giá được tầm quan trọng của triển lãm với nghề mình, khá
nhiều họa sĩ đồ họa Việt Nam đã kỳ công đầu tư sâu vào các sáng tác
mới cho xứng tầm thi đấu.
Xem tranh đồ họa ASEAN, chúng ta có thể thấy ngay sự phong phú
của các chất liệu và kỹ thuật đồ họa. Đặc biệt trong số đó có một số kỹ
thuật mới được cập nhật từ các trung tâm đồ họa của thế giới đương đại
khoảng 5 – 10 năm nay. Công chúng có thể thấy ở triển lãm những chất
liệu và kỹ thuật mới nổi lên, đang khá “hot” từ vài năm nay như khắc
gỗ phá bản, litho nhôm, khắc lõm cảm quang… Có những vấn đề mà
trước đây chúng ta chẳng mấy quan tâm thì nay bộc phát trở nên đặc
biệt như nền tranh. Ngoài những tranh in (hay vẽ) trên nền giấy cổ
truyền hoặc giấy sản xuất theo công thức phương Tây, ở triển lãm này
còn có tranh in trên vải, toan vẽ, lụa… thậm chí cả trên nền vỏ cây!
Mặt khác, bấy lâu nay chúng ta chỉ thường làm đồ họa tranh in mà lãng
quên đồ họa vẽ tay. Thật ra, do hoàn cảnh thời chiến, các hoạ sĩ ta rất
quen vẽ ký họa trên giấy. Có người ngỡ đó là đồ họa vẽ tay, tiếc thay
không phải vì đa số ký họa chỉ là những tài liệu ghi chép mỹ thuật chứ
ít khi là tranh hoàn chỉnh theo hướng đồ họa. Nhân dịp này, chúng ta sẽ
được xem một số tranh đồ họa vẽ tay khá kỳ công và tinh vi, của cả ta
và các bạn.
Những tưởng chỉ có chúng ta – do đòi hỏi của chiến tranh và chính trị –
mới có thói quen coi trọng nội dung và hình tượng con người lao động.
Thế mà ở đây ta sẽ được chứng kiến vài bức tranh đồ họa chính trị rõ
rệt của các nước bạn như Indonesia có tranh mang tên “Nationalisme”
(tạm dịch: Chủ nghĩa quốc gia), vẽ một nhóm người vai sát vai dưới
bóng cờ đỏ – trắng (quốc kỳ Inđô) hay Thái Lan có tranh hiện thực triệt
để, vẽ đông đảo thần dân Thái đang thành kính diện kiến vị vua Thái
đương nhiệm.
“Tranh cổ động chủ nghĩa quốc gia” của Mochammad Fatchi
(Indonesia) – giải khuyến khích
“Đức vua vạn tuế” của Kraisak Chirachaisakul (Thái Lan) – giải ba
Song song với các bức tranh mang phong cách hiện thực chân phương,
cả ta và các bạn đều có các phong cách lập thể, trừu tượng và siêu
thực… Điều đáng quan tâm là ngay cả khi theo các trường phái c ...