Danh mục

Triển vọng phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT trong hội nhập quốc tế

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.79 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Triển vọng phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT trong hội nhập quốc tế" dự báo tương đối chính xác rằng, các loại hình dịch vụ logistics trong tương lai ở Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh mẽ, nhằm phục vụ cho sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển vọng phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT trong hội nhập quốc tế TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA VÀ VÙNG KTTĐMT TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ TS. Phan Thanh Hoàn Trường ĐH Kinh tế - Đại học Huế TS. Đặng Thị Thúy Hà Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đặt mục tiêu 'phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD'. Với mục tiêu như vậy, dựa trên cơ sở phát triển của 10 năm trước 2001 - 2010, Việt Nam phải phát triển cơ sở hạ tầng 'cứng và mềm' nhằm phục vụ mục tiêu phát triển nói trên. Ngoài ra, chiến lược phát triển các ngành thủy sản, dệt may, sản xuất ô tô, xe máy, dầu thô,... cũng đề ra mục tiêu rất cao cho tới năm 2020. Tất cả các yếu tố này đảm bảo cho một dự báo tương đối chính xác rằng, các loại hình dịch vụ logistics trong tương lai ở Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh mẽ, nhằm phục vụ cho sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Chiến lược phát triển thị trường logistics Việt Nam đến năm 2020 xác định các chương trình trọng tâm là: (1) Phát triển khu công nghiệp logistics (logistics park) miền Bắc với quy mô, địa điểm phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng hóa cũng như phục vụ các khu công nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu; (2) Phát triển các khu công nghiệp logistics miền Nam (phục vụ vận tải container quốc tế thông qua cảng biển container quốc tế và cảng hàng không quốc tế); (3) Phát triển khu logistics cùng với việc cải tạo cửa khẩu Lào Cai thúc đẩy trao đổi thương mại với Trung Quốc (tiếp theo là Lạng Sơn, Mộc Bài, Lao Bảo,… cho giai đoạn 2030); và (4) Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối (distribution center) tại các thành phố, đô thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm logistics (logistics center) gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, nếu xét trên khía cạnh phương thức vận tải khả năng mở rộng và phát triển của vận tải biển ở nước ta là rất khả quan. Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá vận tải biển là lĩnh vực quan trọng nhất trong ngành logistics nước ta. Cho đến nay, vận tải đường biển vẫn là phương thức vận chuyển phổ biến nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu (90% hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng đường biển). Ngoài ra, việc Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển trong những năm gần đây cũng là một cú hích, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải biển phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải chú trọng phát triển các dịch vụ đa dạng với giá trị gia tăng cao trong chuỗi logistics hiện đại mà các công ty logistics lớn đang cung cấp cho khách hàng của mình như: Dịch vụ giao tận nhà/Door to Door; Gom hàng nhanh tại kho/Consolidation Docking; Quản lý đơn hàng/PO Management; Dịch vụ kho bãi trị giá gia tăng/Value Added Warehousing; Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển, v.v…Sau đây là những triển vọng phát triển logistics Việt Nam trong hội nhập quốc tế. 1. Triển vọng phát triển các doanh nghiệp logistics Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra hiện nay, trao đổi thương mại giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới diễn ra mạnh mẽ. Theo đó nhu cầu về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ,… sẽ ngày càng quan trọng, cần thiết và phát triển. Logistics đang 252 được coi là xương sống phát triển kinh tế toàn cầu trong tương lai. Trong xu thế đó, là một nền kinh tế mở với kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương 200% GDP, tăng trưởng thương mại được xem là có mức tăng nhanh nhất trong khu vực với tốc độ hai con số và kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỷ USD năm 2019, thị trường logistics Việt Nam có triển vọng tăng trưởng rất mạnh mẽ trong thời gian tới. Hiện tại trên thị trường logistics Việt Nam, số lượng doanh nghiệp logistics tham gia kinh doanh chưa nhiều và có 25 trên tổng số 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới đã có mặt tại thị trường nước ta dưới những hình thức đầu tư khác nhau và cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu như các tập đoàn Maersk logistics, Schenker logistics, NYK logistics…. Chính sự hấp dẫn này khiến thị trường logistics Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Thực hiện các cam kết hội nhập, các hàng rào bảo hộ dần dần được dỡ bỏ, thị trường giao nhận vận tải nói riêng và logistics nói chung mở cửa và ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Đối với doanh nghiệp trong nước, giai đoạn tới triển vọng phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nội lực của mỗi doanh nghiệp, vào khả năng th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: