Danh mục

Triết lí hiện sinh trong thơ Lê Khánh Mai

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.36 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lê Khánh Mai là một trong những đại diện cho khuynh hướng triết lí hiện sinh trong thơ nữ Việt đương đại. Thơ Lê Khánh Mai chứa đầy những suy cảm, suy tưởng trong triết lí hiện sinh, triết lí về thân phận con người với những khắc khoải, âu lo trước hiện hữu và hư vô, sự sống và cái chết, cái thường hằng và cái vô thường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lí hiện sinh trong thơ Lê Khánh Mai24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRIẾT LÍ HIỆN SINH TRONG THƠ LÊ KHÁNH MAI Lê Thùy Nhung Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, Tỉnh Hòa Bình Tóm tắt: Lê Khánh Mai là một trong những đại diện cho khuynh hướng triết lí hiện sinh trong thơ nữ Việt đương đại. Thơ Lê Khánh Mai chứa đầy những suy cảm, suy tưởng trong triết lí hiện sinh, triết lí về thân phận con người với những khắc khoải, âu lo trước hiện hữu và hư vô, sự sống và cái chết, cái thường hằng và cái vô thường. Đặc biệt, càng ở những tập thơ sau của Lê Khánh Mai, sự chín đằm ở những cảm thức đậm chất hiện sinh càng được thể hiện rõ nét. Từ khóa: hiện sinh, triết lí hiện sinh, Lê Khánh Mai Nhận bài ngày 15.7.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.11.2019. Liên hệ tác giả: Lê Thùy Nhung; Email: nhungle.hb@gmail.com1. MỞ ĐẦU Lê Khánh Mai là một trong những đại diện cho khuynh hướng triết lí hiện sinh trongthơ nữ Việt đương đại. Đọc thơ Lê Khánh Mai ta không chỉ ấn tượng một hồn thơ “Đẹp,buồn và trong suốt như sương”1 mà còn bắt gặp tâm hồn lặng lẽ nhưng không ít dạt dào.Nói như Nguyễn Trọng Tạo: “một con người có vẻ thủ phận nhưng không phải không đauđớn về những nỗi niềm trước đời sống thực tại” [4]. Xuyên suốt các tập thơ của Lê KhánhMai là mạch cảm xúc triết luận, tự nhận thức và cái tôi trữ tình đời tư thế sự đầy ám ảnh,hoài nghi, tin yêu luôn khát khao mãnh liệt đi tìm bản thể của chính mình.2. NỘI DUNG2.1. Vài nét về chủ nghĩa hiện sinh và triết lí hiện sinh trong thơ ca Hiện sinh là phạm trù triết học bàn về ý nghĩa nhân sinh trong cuộc sống, cái chết vàthân phận của con người. Những năm trước và sau thế chiến thứ hai, chủ nghĩa hiện sinhnổi trội lên ở phương Tây như là một trào lưu. Sức ảnh hưởng của nó không chỉ ở các nướcchâu Âu mà còn ảnh hưởng đến các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc tạo nên nhiềubiến động không chỉ trong văn học mà trong cả lối sống. Theo đó, “các nhà tư tưởng của1 Tên một bài thơ của Lê Khánh MaiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 36/2019 25chủ nghĩa hiện sinh cho rằng trong thế giới ngày nay mọi giá trị tinh thần đang mất hết ýnghĩa mà không thể bù đắp lại được. Điều đó sẽ dẫn tới tấn thảm kịch truyền kiếp “thânphận con người”... Theo họ, con người đang bị bỏ rơi trong nỗi cô đơn giữa cái hiện hữuthù nghịch, cho nên cuộc đời là một sự vô nghĩa” [5]. Xuất phát từ quan điểm duy tâm “cáihiện sinh có trước bản chất”, họ kêu gọi con người quay trở về với cá nhân mình và tự vượtlên mình. Từ thập niên 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào miền Nam Việt Namvà có tác động sâu sắc đến văn học. Nhưng thời gian sau đó và cả những năm đầu sau 75,vì một vài lí do, người ta không thấy được mặt tích cực và những giá trị nhân văn của nó,nên chủ nghĩa hiện sinh không được quan tâm nghiên cứu một cách khách quan, thậm chíbị bài trích, phê phán. Mãi đến sau năm 1986, khi Đại hội Đảng VI thành công, công cuộcđổi mới văn học thực sự được hiện thực hóa mạnh mẽ cùng sự mở rộng giao lưu văn hóavới các nước trên thế giới thì chủ nghĩa hiện sinh mới có điều kiện, cơ hội phát huy sứcảnh hưởng của mình đến đời sống văn học. Đối với thơ nữ, hiện sinh trở thành khuynh hướng sáng tác, chi phối đến tư tưởng củanhiều thế hệ nhà thơ nữ sau 75. Trong đó, các nhà thơ có sử dụng các phạm trù của triếthọc hiện sinh như sự cô đơn, khắc khoải, sự sống, cái chết, tự do… luận giải về sự hiệnhữu và những vấn đề nhân sinh của con người. Đặc biệt, nó nhấn mạnh tính chất vôthường, đẩy xa hơn là tính chất vô nghĩa, không tin vào đời sống để thấy được thái độ thảnnhiên; nhấn mạnh đến việc con người ta phải sống bằng hiện tại, giây phút hiện tại và sốngnhư bằng tất cả năng lực sống. Tư tưởng đó không hoàn toàn tiêu cực mà cũng có tính chấttích cực.2.2. Triết lí hiện sinh trong thơ Lê Khánh Mai Trưởng thành từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Lê Khánh Mai cũng như nhữngnhà thơ nữ cùng thời có khát vọng mãnh liệt khai mở những con đường mới và tìm lối đimới cho riêng mình. Chị quan niệm: “thơ cũng như con người có bổn phận và thân phận.Bổn phận thơ là đồng cảm, chia sẻ, yêu thương, bênh vực và dự báo. Thân phận thơ là trảinghiệm, tìm kiếm chính mình, là nước mắt, tiếng kêu, lời tự thú, sự cứu rỗi, là nỗi khắckhoải không nguôi về oan ức trong tiền kiếp và ký thác cho mai sau” [3]. Đến với thi ca,chị không chỉ xem đó như là định mệnh mà còn là cuộc dấn thân để thực hiện khát vọngđổi mới, đồng thời để ghi lại những nỗi khổ đau, hạnh phúc của mình và của những kiếpngười. Kể từ tập thơ đầu tay Dòng sông khoảng đời (1984) ra đời, đến khi hành trang trongthơ chị đầy thêm với 6 tập thơ: Trái chín (1990), Nước mắt chảy về đâu (1998), Cổ tíchxanh (2000), Cát mặn (2001), Đẹp, buồn và trong suốt như sương (2005), Giấc mơ hái từ26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIcơn giông (2008), Lê Khánh Mai ngày càng thể hiện sự đổi mới bứt phá mạnh mẽ. Nhưngtrong khi nhiều nhà thơ nữ thường chú trọng đến mảng thơ tình thì Lê Khánh Mai dànhnhiều tâm huyết cho mảng thơ thế sự, trong đó là những vần thơ chứa đầy những suy cảm,suy tưởng trong triết lí hiện sinh, triết lí về thân phận con người với những khắc khoải, âulo trước hiện hữu và hư vô, sự sống và cái chết, cái thường hằng và cái vô thường. Càng ởnhững tập sau, sự chín đằm ở những cảm thức đậm chất hiện sinh ấy càng được thể hiện rõnét trong thơ Lê Khánh Mai. Trước hết, đó là ý thức đi tìm cái “Tôi” bản thể trong thơ chị. “Tôi lớn lên từ bầu sữa thơm ngon ủ trong vạt áo nâu của mẹ cái vạt áo giấu hương bùn oi ả ám ảnh suốt đời một nỗi thương yêu” ...

Tài liệu được xem nhiều: