Danh mục

TRIẾT LÝ BÁNH CHƯNG - BÁNH DÀY

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.81 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở một vài đô thị Việt Nam hiện đại, như thủ đô Hà Nội, người ta đã làm và bán bánh chưng, bánh dầy hằng ngày, như một thứ hàng quà, để phục vụ cho thị hiếu thích ăn quà của người dân đô thị. Quà là để ăn chơi, tất nhiên cũng có thể "ăn no quà", nhưng về bản thể luận, quà là món ăn chơi, ăn qua loa thôi, chứ không phải là thứ lương thực thực phẩm chủ yếu, hằng ngày...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRIẾT LÝ BÁNH CHƯNG - BÁNH DÀY TRIẾT LÝ BÁNH CHƯNG - BÁNH DÀYỞ một vài đô thị Việt Nam hiện đại, như thủ đô Hà Nội, người ta đã làm và bán bánh chưng,bánh dầy hằng ngày, như một thứ hàng quà, để phục vụ cho thị hiếu thích ăn quà của người dânđô thị. Quà là để ăn chơi, tất nhiên cũng có thể ăn no quà, nhưng về bản thể luận, quà là mónăn chơi, ăn qua loa thôi, chứ không phải là thứ lương thực thực phẩm chủ yếu, hằng ngày...Trong phong tục học và tâm (lý) học, người ta thường phân biệt hai cặp phạm trù:- Cái thiêng liêng/cái thông thường (hay cái thiêng và cái tục).- Cái nghi lễ/cái hằng ngày.Giữa hai phạm trù này, có một phép biện chứng chuyển hóa lẫn nhau.Ví như xôi, vốn là lương thực hằng ngày của người Việt cổ thời đại Đông Sơn - Âu Lạc trở vềtrước (trong nhiều di chỉ Phùng Nguyên - Bàu Tró đã tìm thấy chõ đồ xôi bằng đất nung) cũngnhư của các cư dân Thái-Mường miền thung lũng trước Cách mạng Tháng TámVới xu hướng tẻ hóa của nhà nông trồng lúa nước (do áp lực dân số và nhu cầu tăng năngxuất lúa), dần dà người Việt thời Lý, Trần và người Thái người Mường hôm nay hằng ngày đềudùng cơm tẻ. Người ta dành chỗ xôi cho những ngày giỗ chạp, tết nhất, cưới xin, ma chay...nghĩa là chuyển hóa xôi thành món ăn nghi lễ.Bánh chưng bánh dầy ở đô thị thời hiện đại đã thuộc phạm trù cái hằng ngày, hay nói cách khác,đã được giải thiêng.Nhưng ở thời đại Việt cổ truyền, và chừng nào đó, ở nông thôn Việt Nam cho đến Tết xuân này,bánh chưng bánh dầy vẫn thuộc phạm trù nghi lễ. Người ta chỉ làm và dùng nó (dùng để cúng,để ăn, để làm quà biếu tặng nhưng thường không để bán) trong ngày Tết hay trong những ngàylễ hội (nhiều làng đồng bằng Bắc Bộ có tập tục Tết, rằm tháng Giêng cúng và dùng bánh chưng,lễ hội tháng Ba lịch trăng (Mồng 3, mồng 6, mồng 10...) cúng và dùng bánh dầy, chè kho).Ngày trước, bánh dầy, bánh chưng là những lễ vật và món ăn dân tộc. Bây giờ nó vẫn còn làmón ăn dân tộc đáng cho ta gìn giữ và trân trọng. Nhưng xin nhận thức lại cho đúng mức hơn:Nó không phải là lễ vật và món ăn độc đáo Việt Nam theo nghĩa chỉ Việt Nam mới có, mới dùng.Bà Á Linh, giảng viên trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội là người Việt gốc Hoa, quêgốc ở Tứ Xuyên, theo chồng Việt Nam sang sinh sống và công tác ở Hà Nội từ mấy chục nămnay, nhân ngày tết cổ truyền năm con Khỉ (1980) đã cho tôi biết là ở Tứ Xuyên quê bà có loạibánh lễ gần giống như bánh Tét (bánh chưng gói tròn như cái giò) và được gọi âm Hán Việtđọc là tông bính nhưng âm Hán Tứ Xuyên đọc gần như Téung pính.Ông Ohayashi Taryo, giáo sư nhân học văn hóa trường Đại học Tokyo trong bài báo cô đúc Vịthần lấy trộm giống lúa (Xem thông báo UNESCO tháng 12-1984, số chuyên đề về Những nềnvăn minh lúa gạo) lại cho ta biết món bánh mochi rất phổ biến và quan trọng của bếp ăn NhậtBản được làm bằng gạo nếp hạt ngắn đem đồ lên đến khi chín mềm rồi đem giã nóng bằngchầy cho đến khi thành bột dính trong đó không còn phân biệt được hạt nữa... Mochi đóng vai tròquan trọng trong lễ tết, đầu năm mới ?Đó chính là bánh dầy với các loại hình to nhỏ khác nhau, được bày thành hàng trên bàn thờcúng tổ tiên và sau đó được ăn với thứ cháo đặc biệt gọi là ojoni trong bữa ăn nghi thức sángmồng một Tết của người Nhật.Cho nên, xin nói lại cho chính xác hơn là bánh chưng - bánh dầy là sản phẩm độc đáo của mộtvùng văn minh lúa gạo rộng lớn ở Đông á và Đông - Nam Á. Tất nhiên Giáo sư viện sĩ Đào ThếTuấn cho ta biết là lúa nếp có loại hình đa dạng nhất và điển hình nhất là ở lưu vực sông Hồng.Bởi vậy, nơi đây phong phú các lễ vật và món ăn được chế tạo từ gạo nếp. Dù sao, bánh chưngvẫn là lễ vật và món ăn cổ truyền điển hình nhất của ngày Tết Việt Nam.Tôi xin đưa ra một minh giải văn chương: Bà con cô bác miền nam gọi bánh chưng là bánh tét,chữ bánh tét này là tiếng đọc chạnh kiểu miền nam của bánh tết. Và nhân đây xin thanh toán mộtngộ nhận văn hóa. Thoạt kỳ thủy, bánh chưng không được gói vuông như bây giờ mà gói trònnhư bánh Nam Bộ, gọi là đòn bánh tét là hoàn toàn chính xác. Ngay giờ đây, xin các bạn chỉ quábộ sang Cổ Loa, Đông Anh ngoại thành Hà Nội thôi, vẫn thấy bà con cố đô Cổ Loa gói bánhchưng như đòn bánh tét và vẫn gọi nó là bánh chưng, thảng hoặc mới gói thêm bánh chưngvuông. Thế cho nên, cái triết lý gán bánh chưng vuông tượng Đất, bánh dầy tròn tượng Trời làmột ngộ sự văn hóa. Trời tròn đất vuông là một triết lý Trung Hoa muộn màng được hội nhậpvào triết lý Việt Nam. Đó không phải là triết lý dân gian Việt Nam. Nó không phải là Folklore(nguyên nghĩa: trí tuệ dân gian) mà là Fakelore (trí tuệ giả dân gian).Bánh chưng tròn dài tượng Dương vật, như cái chày, cái nõ. Bánh dầy tròn dẹt tựa Âm vật, nhưcái cối, cái nường.Đó là tín ngưỡng và triết lý nõ-nường-chày-cối-chưng-dầy của dân gian, của tín ngưỡng phồnthực dân gian. Ngay như khi đã gói bánh chưng vuông, dân gian ngày trước vẫn có tục lệ buộchay ấp hai chiếc bánh một sấp một ngửa đặt trên bàn thờ và khi biếu họ ...

Tài liệu được xem nhiều: